Bảo dưỡng và sửa chữa bộ giảm xóc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái và di chuyển Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 38 - 42)

1. Quy trình tháo, lắp. (Sản phẩm ứng dụng bộ giảm xóc lắp trên xe Uoát)

* Quy trình tháo:

STT NỘI DUNG DỤNG CỤ CHÚ Ý

A Tháo trên xe xuống

1 Tháo 2 đai ốc của bộ giảm

chấn với giầm cầu và khung xe

Clê , khẩu 14 - 17 Nên gá ê cu lại sau khi tháo

2 Lấy bộ giảm chấn ra khỏi vị trí lắp

Lơ via Chú ý cao su giảm chấn

B Tháo rời chi tiết

1 Tháo áo che bụi bẩn Tuốc nơ vít Rút mạnh dứt khoát

2 Tháo nắp che bạc dẫn hướng Tuốc nơ vít đóng Đóng mạnh dứt khoát 3 Lấy xi lanh ra khỏi vỏ chứa

dầu

Khay đựng dầu Tránh rơi vãi dầu

4 Rút cần và pis ton ra ngoài Không được làm trầy xước pis tôn

5 Tháo đai ốc hãm lò xo ,pis ton

Clê, Khẩu 14 - 17 Nới từ từ

6 Lấy lò xo , pis ton, van nén , dĩa khống chế lưu lượng dầu ra khỏi vị trí lắp

Khay đựng Cẩn thận tránh hư hỏng mất mát các chi tiết

7 Lấy lò xo chân không , van nén và bạc ra khỏi xi lanh

Khay đựng Tránh hư hỏng trầy xước, mất mát các chi tiết

Dùng nước xà phòng rửa rạch bề mặt các chi tiết, không làm xây xát xước bề mặt píttông và cần đẩy. Lau và xịt khô các chi tiết và sắp xếp gọn theo thứ tự để khi lắp tránh nhầm lẫn khi lắp

* Quy trình lắp:

Ngược với quy trình tháo, các chi tiết tháo trước lắp sau, tháo sau lắp trước phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Trình tự các bước lắp ngược lại với lúc tháo, tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề theo bảng sau

TT NỘI DUNG YÊU CẦU KỸ

THUẬT LƯU Ý

I- Lắp chi tiết:

1

Lắp các chi bộ phận ép và làm kín trên nắp xi lanh vào cần đẩy

Bề mặt cần đẩy phải sạch, các phớt phải đảm bảo bao kín tốt Lắp đúng vị trí, chiều các phớt dầu, bạc dẫn hướng, ổ đở phớt, và các đệm ép 2 Lắp píttông và van Bề mặt píttông phải sạch không dính cát bụi, không chờn ren ốc Lắp đúng vị trí van, dùng tay gá ốc không lệch ren

3 Lắp píttông vào xi lanh

Lượng dầu đổ vào xi lanh là khoảng 1/3 xi lanh

Bề mặt xi lanh phải sạch, siết ốc chặt và không làm chờn ren

Đặt xi lanh trong vào trước, giữ chặt xi lanh ngoài thẳng

đứng, dùng tay ấn cho xéc

măng ép lại để lắp píttông, sau đó đẩy cho ổ đở phớt xuống rồi dùng tay vặn đai ốc tránh làm lệch ren. Khi nặng tay thì dùng dụng cu siết chặt

4 Kiểm tra Dựng đứng giảm xóc rồi dùng tay ấn tai bắt xuống và kéo lên nếu thấy nặng là được

* Trong quá trình tháo lắp thường xảy ra một số các dạng hỏng cơ bản sau:

I- Khi tháo 1 Lựa chọn và sử dụng dụng cụ không chính xác. Không quan sát và xác định không đúng kích thước của các đinh và ốc.

Quan sát kỹ mối ghép và thực hiện theo phiếu hướng dẫn

2 Làm rơi chi tiết và

dụng cụ Không cẩn thận Làm chậm và cần chú ý tập trung 3 Làm chờn ren đầu nắp xi lanh, rách các phớt dầu, bề mặt píttông và xi lanh bị xước, dầu đổ ra ngoài

Thao tác không chuẩn xác, bất cẩn Khi tháo để cẩn thận, chú ý các bề mặt làm việc của chi tiết II- Khi lắp 1 Lắp sai vị trí và chiều của bạc dẫn hướng, ổ đở phớt, van và các đệm ép

Do không quan sát, không theo h/dẫn

Quan sát kỹ, thực hiện theo hướng dẫn

2 Các ốc bi chờn ren,

giác

Do gá lệch ren hoăc vặn quá chặt hoặc không đúng dụng cụ

Cẩn thận, chọn đúng dụng cụ

3 Lắp thừa chi tiết Do không quan sát và nhận biết được chi tiết

Quan sát kỹ, xem và xác định rỏ vị trí chức năng chi tiết

2. Kiểm tra

- Lau chùi vệ sinh sạch sẻ vỏ ngoài của bộ giảm chấn ,bổ sung dầu, nếu tháo rời bộ giảm chấn vệ sinh, kiểm tra các chi tiết như độ kín của van, sự hồi vị của lò xo, các phớt làm kín, chât lượng dầu.

- Kiểm tra sự làm việc pis ton và xi lanh bằng mắt và bằng dụng cụ đo kiểm như pan me, thước cặp để đo độ côn và độ ô van.

- Các phớt bị chai cứng, rách, mòn lỏng. - Van bị mòn, lệch, lò xo van gãy . - Tay đẩy bị cong, vỏ giảm chấn bị bẹp.

3. Sửa chữa

- Van mòn ít doa lại trên kính, van mòn nhiều thì thay thế. - Lò xo gãy, yếu, các phớt và roăng đệm hỏng thì thay mới.

- Xi lanh, pis ton mòn côn, ô van thì dùng máy doa doa lại, sau đó đánh bóng, mạ lại Crôm.

- Nếu mòn nhiều thì thay thế bộ giảm chấn mới.

- Đối với giảm chấn phải kiểm tra rò rỉ dầu (với giảm chấn ống, rỉ dầu nhiều phải thay mới, với giảm chấn đòn bổ xung dầu giảm chấn qua lỗ bổ xung dầu), xiết chặt các mối ghép.

BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG KHUNG XE

* Mục tiêu thực hiện:

Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

1-Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại khung xe. 2-Giải thích được cấu tạo của khung xe.

3-Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được khung xe, đúng yêu cầu kỹ thuật..

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái và di chuyển Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)