Xem chương I, ‘’Cõi Trần’’ nói về sự tiến hóa của vật chất.

Một phần của tài liệu MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN (THE ANCIENT WISDOM) (Trang 116 - 119)

ranh giới thái dương hệ của chúng ta. Chúng ta cũng được dạy rằng, mỗi nguyên tử chứa bảy cõi của sự hiện tồn.’’55

- Trên ba cõi thấp thuộc lãnh vực tiến hóa của Đức Hành Tinh Thượng Đế, Ngài tạo lập bảy bầu hành tinh hoặc thế giới; để thuận tiện cho việc gọi tên theo thuật ngữ, thì bảy bầu này là: A, B, C, D, E, F, G. (bầu D là địa cầu chúng ta). Những bầu hành tinh này là: Bảy bánh xe nhỏ đang xoay tròn, cái này sinh ra cái kia.

Điều này được nhắc đến trong chương VI của Thiền Định Chân Kinh (Book of Dzyan):

Ngài tạo ra chúng giống như các bánh xe cổ, đặt chúng vào những trung tâm bất diệt.56

Bất diệt, vì mỗi bánh xe không những chỉ sinh ra cái kế tiếp nó, mà nó còn tự tái sinh ở cùng một trung tâm, như chúng ta sẽ nhận thấy sau.

Chúng ta có thể hình dung các bầu hành tinh này được sắp làm ba cặp trên cái cung của một hình bầu dục, với một bầu hành tinh chính giữa ở mức độ của điểm thấp nhất. Nơi phần cao nhất, bầu A và G -- tức là bầu thứ nhất và bầu thứ bảy -- đều ở mức độ vô sắc tướng (arupa) của cõi thượng giới. Bầu B và bầu F – là bầu thứ nhì và bầu thứ sáu – ở mức độ sắc tướng (rupa) của cõi thượng giới. Bầu C và bầu E – là bầu thứ ba và bầu thứ năm – nơi cõi trung giới. Bầu D (địa cầu của chúng ta) -- là bầu thứ tư -- ở cõi trần. Bà H. P. Blavatsky xem những bầu hành tinh này như là ‘’một sự sắp xếp trên bốn cõi thấp của sự thành lập thế giới,’’57 đó là: cõi trần, cõi trung giới, và cõi thượng

55Giáo Lý Bí Truyền, 1, 166, 174, 1893 Edn; 1, 199, 205, Adyar Edn.

56 Ibid, I, 64, 1893 Edn; I, 97, Adyar Edn.

giới (gồm có thượng thiên hay vô sắc giới, và hạ thiên hay sắc giới), chúng có thể được miêu tả như sau:58

Vô sắc giới A G Khuôn mẫu

Sắc giới B F Sáng tạo hay trí tuệ.

Trung giới C E Tạo thành

Cõi trần D Vật chất

Đây là sự xếp đặt điển hình, nhưng sẽ được thay đổi qua vài giai đoạn tiến hóa. Bảy bầu hành tinh này hợp thành một cái vòng hay một dãy hành tinh. Đôi khi chúng ta có thể xem chúng như là một toàn thể, như một thực thể, một sự sống hành tinh cá thể. Dãy hành tinh này trải qua bảy giai đoạn riêng biệt trong lúc nó tiến hóa. Bảy bầu là một tổng thể hợp thành thể xác của hành tinh, và thể xác này sẽ tan rã và sẽ được tái tạo bảy lần trong giai đoạn sống của hành tinh. Dãy hành tinh này có bảy lần hiện thân, và các thành quả đạt được trong mỗi lần đều được gìn giữ để chuyển sang kỳ kế tiếp.

Mỗi dãy hành tinh là con cháu (hậu duệ), và là sự sáng tạo từ một dãy hành tinh trước đó thấp kém hơn đã tan rã; sự tái sinh này được diễn tả như sau:59

Bảy sự hiện thân60 hợp thành ‘’sự tiến hóa của hành tinh,’’ vương quốc của một vị Hành Tinh Thượng Đế. Có bảy vị Hành Tinh Thượng Đế, thế là sẽ

58 Ibid., I, 221, 1893, Edn.; I, 249, Adyar Edn., ghi chú này quan trọng vì thế giới khuôn mẫu không thể hiện trong tư tưởng Đức Hành Tinh Thượng thế giới khuôn mẫu không thể hiện trong tư tưởng Đức Hành Tinh Thượng Đế, nhưng là kiểu mẫu đầu tiên đã kiến tạo.

có bảy sự tiến hóa của những hành tinh này, mỗi hành tinh đều có những khác biệt với hành tinh kia, tạo thành một Thái Dương Hệ.61 Theo giảng lý huyền môn thì bảy vị Hành Tinh Thượng Đế xuất hiện từ Đấng Duy Nhất, và bảy dãy liên tiếp của mỗi bảy bầu hành tinh được diễn tả như sau:

‘’Từ một ánh sáng, bảy ánh sáng; từ một lần của bảy, bảy lần bảy.’’62

Thời kỳ hiện thân của một dãy hành tinh gọi là thời kỳ khai nguyên (manvantara), thời kỳ này được phân chia ra bảy giai đoạn; trong mỗi giai đoạn, một triều lưu sinh hóa từ Thái Dương Thượng Đế xạ xuống chung quanh dãy hành tinh. Mỗi lần, theo từ ngữ kỹ thuật là ‘’một cuộc tuần hoàn’’; bảy triều lưu sinh hóa vĩ đại này hoàn tất một chu kỳ khai nguyên. Như thế, mỗi bầu hành tinh có bảy giai đoạn hoạt động trong suốt một thời kỳ khai nguyên (manvantara), mỗi bầu hành tinh khi đến lượt sẽ trở lại sân trường tiến hóa của sự sống.

Nếu quan sát chỉ một bầu hành tinh trong suốt giai đoạn hoạt động của nó, chúng ta nhận thấy có bảy giống dân chánh của nhân loại tiến hóa trên đó, cùng với sáu loài khác, tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau. Nhân loại và sáu loài khác đều có hình thể trải qua tất cả các giai đoạn tiến hóa. Một triển vọng tiến bộ cao hơn đang mở rộng trước mọi loài. Sự tiến bộ về hình thể ở một bầu hành tinh được đưa sang một bầu khác, và tiếp tục phát triển cho đến khi thời kỳ hoạt động của bầu hành tinh trước nó chấm dứt; và tiếp tục từ bầu này sang bầu khác cho đến khi kết thúc một cuộc tuần hoàn. Rồi lại theo tiến trình từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn kế tiếp, cho đến hết bảy cuộc tuần hoàn, và chấm dứt một thời kỳ khai nguyên (manvantara). Kế đến, chúng còn phải vượt qua từ chu kỳ khai nguyên này đến chu kỳ khai nguyên khác cho đến lúc cuối cùng của sự tái sinh một dãy hành tinh; những kết quả về sự tiến hóa của các hành tinh được tập trung lại do Đức Hành Tinh Thượng Đế. Thật

Một phần của tài liệu MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN (THE ANCIENT WISDOM) (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)