Dung dịch bão hòa: từ ngữ dùng trong hóa học, có nghĩa là không còn có thể trộn thêm một chất nào đó vào dung dịch được nữa (Lời ngườ

Một phần của tài liệu MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN (THE ANCIENT WISDOM) (Trang 74 - 77)

còn có thể trộn thêm một chất nào đó vào dung dịch được nữa. (Lời người dịch.)

Ở đây, một vấn đề cũ kỹ được đưa ra tìm giải pháp là sự bắt buộc và tự do ý chí. Khi sử dụng tự do ý chí, con người sẽ dần dần tạo nên những điều bắt buộc cho mình. Giữa hai thái cực, tự do ý chí và điều bắt buộc, có nhiều giải pháp kết hợp, gây nên sự tranh chấp từ bên trong nội tâm. Khi chúng ta liên tiếp tạo thói quen và lặp lại mãi những hành động có mục đích do ý chí hướng dẫn, thì thói quen trở nên một giới hạn, và chúng ta hành động một cách máy móc. Có thể ta rút ra kết luận rằng thói quen là điều không tốt, và ta bắt đầu thay đổi chúng bằng những tư tưởng đối nghịch. Sau nhiều cố gắng làm cho thói quen dần dần mất hiệu lực, khi đó những dòng tư tưởng xoay chiều, và chúng ta sẽ thu hồi lại đầy đủ sự tự do; nhưng phải coi chừng một sự trói buộc khác dần dần được tạo ra. Như vậy những hình tư tưởng cũ còn tồn tại và giới hạn khả năng suy nghĩ của ta, chúng biểu lộ như là những thành kiến cá nhân hoặc quốc gia. Phần đông vì vô minh, không hiểu được sự hạn chế này, nên vẫn âm thầm bị chúng xiềng xích trói buộc. Những người đã học được sự thật về bản chất của chúng, sẽ được tự do. Sự cấu tạo não bộ và hệ thống thần kinh là một trong những điều trọng yếu nhất của đời sống con người; đây là điều mà ta khó lòng tránh khỏi do những tư tưởng quá khứ; hiện tại chúng giới hạn ta và là những nỗi bực mình thường quấy rối ta. Chúng có thể được cải tiến chậm chạp và từ từ; những giới hạn có thể được bành trướng dần dần, nhưng không thể chuyển hóa thình lình .

Một hình thức khác của nghiệp quả chín mùi là những tư tưởng tội lỗi thời quá thứ, hợp thành một lớp vỏ cứng rắn của thói quen xấu xa, vây quanh con người, giam cầm và làm thành một cuộc sống xấu ác. Những hành động là hậu quả của nghiệp quá khứ không sao tránh khỏi như vừa giải thích; những nghiệp này có thể đã bị hoãn lại vài kiếp, vì chưa có cơ hội thuận tiện để biểu lộ. Trong lúc đó, linh hồn vẫn phát triển và đạt được phẩm chất cao quí. Trong một kiếp nào đó, khi có cơ hội, lớp vỏ cứng của tội lỗi quá khứ bị phá vỡ, nghiệp báo phải trả, mặc dù linh hồn đã có tiến bộ sau này, nhưng không thể ngăn cản được; ví như gà con sắp nở, nó núp bên trong ngục tù của vỏ trứng, mà chỉ có bên ngoài mới có thể trông thấy cái vỏ mà thôi. Sau một thời gian, nghiệp quả này đã trả xong, có vài sự việc tình cờ đưa tới – như một lời dạy của một bậc Thầy cao cả, một quyển sách, một bài thuyết giảng đạo lý – phá vỡ cái vỏ và linh hồn được tự do. Sự chuyển đổi này thật hiếm có, bất ngờ và lâu dài; một điều ‘’huyền diệu của ân huệ thiêng liêng,’’ nhờ đó, chúng ta biết lắng

nghe; đây là sự kiện hoàn toàn dễ hiểu đối với người đã thấu hiểu và sống theo luật nhân quả.

Tích lũy nghiệp (accumulated Karma) có đặc tính khác với nghiệp chín mùi (ripe Karma), vì nó luôn luôn có thể chuyển đổi được. Nghiệp này gồm có những khuynh hướng mạnh hay yếu tùy theo sức mạnh tư tưởng đã phát sinh ra nó. Con người có thể làm tăng cường hay làm yếu đi bằng những dòng năng lực tư tưởng mới, phát ra để tác động theo chiều hướng của chúng hay nghịch lại chúng. Nếu ta tự xét thấy có những khuynh hướng mà ta không bằng lòng, hãy cố gắng loại bỏ chúng. Thường ta bị thất bại trước những làn sóng cám dỗ quá mạnh của dục vọng lôi cuốn. Ta càng kiên trì lâu dài chống lại chúng, dù cho cuối cùng có bị ngã quỵ, nhưng ta càng tiến gần đến mục đích chế phục chúng. Mỗi lần thất bại là một nấc thang đưa đến thành công, vì năng lượng đối kháng với chúng ta sẽ bớt đi dần, và sẽ giảm rất nhiều trong tương lai. Đến đây, tạm xong phần học hỏi về nghiệp quả đang trên đường diễn tiến.

Cộng nghiệp (collective Karma) là nghiệp quả chung của một nhóm người; những lực của nghiệp quả này tác động lên mỗi cá nhân trong một nhóm, đưa đến một nhân tố mới trong nghiệp quả của cá nhân.

Ta biết, khi một số lực tác động vào một điểm, thì điểm đó sẽ chuyển động theo một hướng, do sự kết hợp tất cả các lực, chớ nó không theo một lực riêng biệt nào. Vậy nghiệp quả của một nhóm người (cộng nghiệp) là kết quả của những lực tác động, được tạo nên do nhiều cá nhân trong một nhóm, và tất cả cá nhân này phải nhận lãnh nghiệp quả cùng một phương hướng do kết quả mà lực chung đã tạo ra. Một linh hồn được thu hút bởi nghiệp quả cá nhân vào một gia đình, vì những kiếp đã qua có liên hệ mật thiết với vài linh hồn khác trong gia đình này. Thí dụ trường hợp một gia đình giàu có nhờ được thừa hưởng tài sản từ ông nội. Nhưng một người thừa kế tài sản đó đột ngột xuất hiện: người này là con chính thức của người anh cả trong gia đình nói trên, vì lúc ông anh cả chết, người ta tưởng ông ấy không có con. Thế là toàn bộ gia tài phải trao lại cho kẻ thừa kế chính thức, để lại người cha trong gia đình nói trên phải gánh nặng nợ nần. Người cha trong gia đình có dính líu trong quá khứ vài nhân quả nào đó, nên ngày nay phải gánh chịu tai họa, và hành động của ông trong quá khứ có liên hệ đến nghiệp quả chung của gia đình. Nếu chính cá nhân linh hồn được sinh ra trong gia đình ấy đã phạm điều ác trong

quá khứ, thì đứa con đó phải trả quả và chịu khổ trong nghiệp quả chung của gia đình. Bằng không phải vậy, do vài ‘’trường hợp không thể biết trước,’’ đứa con trong gia đình đó được di chuyển đi nơi khác nhờ một người nhân từ nào đó, do sự thôi thúc vô hình, nhận nó làm con nuôi và giáo dục nó nên người, vị này trong quá khứ chính là người đã mắc nợ nó.

Chúng ta thấy rõ hơn những sự việc thuộc về cộng nghiệp trong những biến cố như: tai nạn xe lửa, đắm tàu, lũ lụt, bão tố v.v… Một chuyến tàu hỏa bị nạn, tai nạn xảy ra thình lình có thể do người lái, người canh gác, giám đốc đường sắt hoặc công nhân phụ trách, tạo thành một khối tư tưởng giận dữ, bất mãn, ganh ghét tụ hội lại. Những người cùng mang nghiệp tích lũy – không nhất thiết là nghiệp quả chín mùi của họ – món nợ do việc đột ngột cắt đứt sự sống của kẻ khác trong những kiếp trước, có thể đem họ vào tai nạn này để trả. Một người khác có ý định đi chuyến xe lửa đó, nhưng không có món nợ nào trong quá khứ phải trả, nên người ấy được ‘’Trời giúp’’ thoát nạn, nhờ trễ chuyến tàu.

Cộng nghiệp có thể đẩy một người vào nỗi bất hạnh do chiến tranh của đất nước, họ trả món nợ tiền kiếp, không nhất thiết phải là nghiệp quả chín mùi của kiếp hiện tại. Không có trường hợp trả quả nào mà con người không xứng đáng nhận chịu sự đau khổ, vì cơ hội bất ngờ đưa đến có thể giải tỏa một sự ràng buộc của kiếp trước; vậy tốt nhất hãy trả cho xong và loại trừ nó vĩnh viễn.

Các vị ‘’Chưởng Quản Nghiệp Quả’’ là những Đấng trí tuệ siêu phàm, các Ngài ghi nhận nghiệp quả của nhân loại và điều chỉnh những tác động phức tạp của luật nhân quả. Bà Blavatsky có mô tả những vị này trong bộ Giáo Lý Bí Truyền, đó là các vị Lipika, những Đấng ghi nhận nghiệp quả, và các vị Maharajas33(Nam Tào Bắc Đẩu) cùng các vị phụ tá của các Ngài, những vị này là ‘’tác nhân của nghiệp quả ở cõi trần.’’34 Các vị Lipika thấu triệt nghiệp quả của tất cả nhân loại trên địa cầu, với sự toàn tri toàn giác, các Ngài lựa chọn và

Một phần của tài liệu MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN (THE ANCIENT WISDOM) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)