- Số lượng côn trùng nghiên cứu trước khi xử lý thuốc
Nấm xanh Angun
3.2 Điều tra, khảo sát tình hình gây hại của RSG Aulacaspis tuberculari sở Càng
Long – Trà Vinh. 3.2.1 Kết quả điều tra
Quá trình điều tra 90 hộ với khoảng 5% diện tích trồng xoài Châu Nghệ của toàn huyện Càng Long cho kết quả như sau:
(a) Tuổi cây và mật độ trồng
Xoài Châu Nghệ ở địa phương có độ tuổi dao động từ 07 – 10 năm, mật độ 25 – 30 cây/ 1000 m2 (tương đương 7m x 7m). Điều này cho thấy người dân ở đây đã có thời gian canh tác xoài khá lâu nên mật độ trồng tương đối phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh những lợi thế về kinh nghiệm trồng thì việc cây xoài tồn tại lâu năm ở địa phương cũng như quá trình canh tác sử dụng thuốc hóa học có thể góp phần làm tăng sự xuất hiện các loại dịch hại.
(b) Các loài dịch hại chính
Có rất nhiều loài dịch hại trên xoài Châu Nghệ. Tuy nhiên, qua điều tra thì người dân ở đây quan tâm chủ yếu các đối tượng sau:
- Về các đối tượng côn trùng thì người dân quan tâm nhất là RSG (Aulacaspis tubercularis – gây hại tất cả các giai đoạn). Bên cạnh đó là các đối tượng thường xuất hiện theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây như: bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis – gây hại giai đoạn ra hoa và trái non), rầy bông xoài (Idocerus niveosparsus – gây hạigiai đoạn ra hoa).
- Đối với bệnh hại thì nông dân thường lưu ý đến bệnh thán thư (do nấm
Colletotrichum gloeosporides – gây hại giai đoạn ra lá non, ra hoa và cho trái) và bệnh đốm đen (do vi khuẩn – giai đoạn cho trái).
(c) Kết quả điều tra RSG Aulacaspis tubercularis
Mặc dù có nhiều đối tượng dịch hại theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây nhưng đối tượng đang được người dân trồng xoài quan tâm nhất là RSG Aulacaspis tubercularis. Đối tượng RSG này xuất hiện quanh năm và gây vàng, khô lá và cành xoài nhất là vào mùa nắng. Trường hợp gây hại nặng có thể làm khô toàn bộ lá đọt và cây không ra hoa.
Do đối tượng RSG này chỉ gây hại chủ yếu trên lá và thân cành làm cây suy yếu và giảm quang hợp nên người dân trồng xoài không thể đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể về năng suất và phẩm chất trái. Tuy nhiên, với những tác hại như đã nêu trên thì đây cũng là một đối tượng cần được quan tâm.
Kết quả điều tra về RSG Aulacaspis tubercularis cho thấy diện tích trồng xoài của người dân khá lớn, dao động chủ yếu từ 0,5 – 1,0 ha/ hộ và 100% hộ điều tra đều có sự xuất hiện và gây hại của đối tượng này. Kết quả cũng cho thấy, người dân ở đây chủ yếu phòng trị bằng cách sử dụng thuốc hóa học, một số trường hợp sử dụng nước để hạn chế đối tượng này (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Kết quả điều tra về RSG Aulacaspis tubercularis tại 3 xã Nhị Long, Nhị Long Phú và Đại Phúc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (từ 09/2009 – 09/2010).
Nội dung Nhị Long Nhị Long Phú Đại Phúc
Diện tích (ha) < 0,5 (53,3%) 0,5-1,0 (40%) 1,0 - 1,5 (6,7%) < 0,5 (13,3%) 0,5- 1,0 (30%) 1,0 -1,5 (50%) > 1,5 (6,7%) < 0,5 (40%) 0,5- 1,0 (36,7%) 1,0 -1,5 (13,3%) > 1,5 (10%)
Xuất hiện Năm 2008 Năm 2008 Năm 2009
Tỉ lệ cây nhiễm 100%
Mức độ thiệt hại Không xác định Thuốc sử dụng phòng trị RSG Supracide (73,3%) Supration (26,6%) Nước rửa chén (33%) CP sinh học (6,7%) Nước (6,7%) Supracide (86,7%) Actara (50%) Bassa (16,7%) Applaud (16,7%) Nước rửa chén (6,7%) Nước (13,3%) Antracol (30%) Regent (30%)
Thời điểm phun thuốc, liều lượng phun, cách phun
Phun nhiều vào mùa nắng và giai đoạn chuẩn bị cho trái, khi thấy xuất hiện triệu chứng vàng lá từng đốm cùng với sáp và tơ trắng, nặng hơn có thể khô lá và khô cành. Phun bằng hoặc đậm hơn liều lượng khuyến cáo và phun bằng máy với áp lực mạnh.
Bảng 3.1 cũng cho thấy nông dân sử dụng thuốc hoá học như Supracide (73,3%) là đúng loại thuốc phòng trị RSG. Tuy nhiên, cũng có một số hộ chọn thuốc chưa phù hợp (antracol, regent). Theo người dân trồng xoài tại địa phương thì việc chọn và mua thuốc chủ yếu theo thói quen và thường chọn những loại thuốc sẵn có và dễ mua hơn là chọn đúng thuốc. Thêm vào đó, do RSG A. tubercularis là đối tượng có kích thước rất
năm 2009 (xã Đại Phúc) và chưa có công bố chính thức của đơn vị chuyên môn về kết quả định danh đối tượng này, một số người dân nhầm lẫn là do bệnh hại nên việc chọn và phun thuốc chưa thống nhất và chưa đúng với đối tượng phòng trị. Điều này không mang lại hiệu quả phòng trị nhưng có thể góp phần làm bùng phát các dịch hại thứ cấp cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Cũng theo kết quả điều tra người nông dân, thường sau khi phun thuốc 3 – 5 ngày thì phải phun lại để hạn chế sự ảnh hưởng của đối tượng RSG này. Supracide là thuốc có độ độc nhóm 1 nên vấn đề ảnh hưởng đến con người và môi trường càng nghiêm trọng hơn.
Như vậy, người dân ở đây chủ yếu dùng thuốc hóa học để phòng trị RSG A.
tubercularis trên xoài, chọn thuốc dựa vào thói quen hoặc theo gợi ý của các cửa hàng vật tư nông nghiệp tại địa phương và chưa áp dụng bốn đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, tăng khả năng kháng thuốc của côn trùng và nhất là không an toàn cho bản thân người trồng.