Đặc điểm hình thá

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA BA LOẠI THUỐC CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC TRÊN RỆP SÁP GIẢ GÂY HẠI XOÀI . Ths. NGUYỄN HỒNG ỬNG (Trang 38 - 43)

- Số lượng côn trùng nghiên cứu trước khi xử lý thuốc

Nấm xanh Angun

3.3.1 Đặc điểm hình thá

Kết quả khảo sát về kích thước của RSG Aulacaspis tubercularis qua các giai đoạn phát triển được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kích thước của RSG Aulacaspis tubercularis

Giai đoạn sinh

trưởng Số cá thể khảo sát

Kích thước (mm)

Trung bình Biến thiên

Trứng 30 0,1

Thành trùng cái 30 1,0

Thành trùng đực 11 0,5

Lớp vảy con cái 30 2,0 x 2,2 2,0-2,5

1,8-2,1

Lớp sáp con đực 30 1,0 1,0-1,0

Ấu trùng mới nở 30 0,1 0,1

Nhộng 10 0,5

(a) Trứng

Qua khảo sát 30 trứng cho thấy: Trứng được che bởi lớp sáp của con cái, rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,1 mm, màu nâu đỏ đến đỏ hồng, trong và láng bóng (bảng 3.2, hình 3.5). Kết quả này cũng được tìm thấy ở nghiên cứu của Cunningham (1989) trích dẫn bởi G.W. Watson, (2010).

Hình 3.5: Trứng của A. tubercularis được che phủ bởi lớp sáp (A), khi đã tách khỏi lớp sáp (B), (C), (D) quan sát dưới kính nhìn nổi.

(b) Ấu trùng

AT mới nở có chân và râu đầu rõ ràng, màu hồng đậm đến hơi đỏ, sau chuyển dần sang vàng nhạt và trong suốt, không phân biệt được AT đực và cái. AT mới nở không có lớp sáp, kích thước thay đổi từ 0,1 - 0,5 mm trong suốt quá trình phát triển (bảng 3.2, hình 3.6, 3.7).

Điều này cũng tìm thấy trong kết quả báo cáo của Van Halteren (1970) trích dẫn bởi Dipl. Ing. agr. Stefan và Magnus Eugen Krull (2004) và Cunningham (1989) trích dẫn bởi G.W. Watson (2010).

A B

Hình 3.6: Ấu trùng A. tubercularis mới nở quan sát dưới kính nhìn nổi (ảnh lớn) và kính hiển vi (ảnh nhỏ).

Hình 3.7: Quần thể A. tubercularis có sự hiện diện của ấu trùng quan sát dưới kính nhìn nổi

sậm đến nâu. Kích thước lớp sáp này kéo dài theo thời gian phát triển của AT đực (bảng 3.2, hình 3.8).

(A) (B)

Hình 3.8: Sáp AT đực với những đường dọc (A) và dài tối đa (B) quan sát dưới kính nhìn nổi

(c) Nhộng

Nhộng có màu vàng sậm và trong, kích thước khoảng 0,5 mm, có cấu tạo gần giống AT giai đoạn sau nhưng thon dài hơn AT và cũng được che phủ bởi lớp sáp như AT. Quan sát dưới kính nhìn nổi thấy ở giai đoạn nhộng mầm cánh đã được hình thành và trong suốt (bảng 3.2, hình 3.9).

(A) (B)

Hình 3.9: Nhộng A. tubercularis được che phủ bởi lớp sáp (A) và khi đã được tách khỏi lớp sáp (B) quan sát dưới kính nhìn nổi

(d) Thành trùng

trùng nằm lệch sang một bên và nổi lên trên màu vàng đến xám. Ở giữa lớp sáp thường có màu đậm hơn. TT cái lúc đầu màu vàng nhạt sau chuyển sang màu hồng đỏ hoặc nâu đỏ, ngực rộng, bụng chia đốt và hơi thon nhỏ lại, kích thước khoảng 1,0 mm. Cơ thể không phân chia đầu, ngực, bụng rõ ràng và không có chân (bảng 3.2, hình 3.10). Điều này cũng giống với kết quả được tìm thấy trong báo cáo của Cunningham (1989) trích dẫn bởi G.W. Watson (2010).

Hình 3.10: Lớp sáp của thành trùng cái (A), ấu trùng cái lúc mới nở (B), và thành trùng cái (C) khi đã tách lớp sáp quan sát dưới kính nhìn nổi.

TT đực có chiều dài thân khoảng 0,5 mm, màu vàng cam, cơ thể trong, hình bầu dục, râu đầu hình sợi chỉ có 9 đốt và có nhiều lông nhỏ. Quan sát dưới kính nhìn nổi thấy TT đực có 1 cặp cánh màu trắng xám rộng che phủ toàn thân, có 3 cặp chân, bò rất chậm và yếu (bảng 3.2, hình 3.11).

(A) (B)

: Thành trùng đực A. : mặt lưng (A) và mặt bụng (B) quan sát dưới kính B

C A A

Kết quả khảo sát này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) tổng họ rệp sáp thành trùng đực đều có cánh, và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2004), râu đầu của RSG có từ 5 - 9 đốt.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA BA LOẠI THUỐC CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC TRÊN RỆP SÁP GIẢ GÂY HẠI XOÀI . Ths. NGUYỄN HỒNG ỬNG (Trang 38 - 43)