Kết quả khảo sát trên vườn xoài nông dân tại Càng Long – Trà Vinh.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA BA LOẠI THUỐC CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC TRÊN RỆP SÁP GIẢ GÂY HẠI XOÀI . Ths. NGUYỄN HỒNG ỬNG (Trang 49 - 53)

- Số lượng côn trùng nghiên cứu trước khi xử lý thuốc

2a.AT cái tạo sáp

3.4.2 Kết quả khảo sát trên vườn xoài nông dân tại Càng Long – Trà Vinh.

Kết quả thí nghiệm tại vườn xoài nông dân (nhiệt độ 330C, ẩm độ 68%, ánh sáng 2343 - 6058lux) có kết quả như sau:

Tại thời điểm 3 NSKP thì Supracide với độ hữu hiệu là 76,73 không khác biệt với Angun (độ hữu hiệu 52,67%) qua phân tích thống kê. Tương tự, Angun dù có độ hữu hiệu cao hơn nấm xanh (32,02%) nhưng cũng không khác biệt với nấm xanh qua phân tích thống kê. Riêng nghiệm thức nấm tím có độ hữu hiệu thấp nhất (17,54%) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Độ hữu hiệu của các loại thuốc và nấm trên RSG trong vườn xoài nông dân tại Càng Long, Trà Vinh, năm 2010.

Loại thuốc Liều lượng Độ hữu hiệu (%) ở các thời điểm

3 NSKP 5 NSKP 7 NSKP 9 NSKP 12 NSKP 15 NSKP Chế phẩm NX 50g/8 lít 32,02 bc 52,19 46,71 a 30,60 a 38,53 a 35,25 Angun 5g/ bình 8lít 52,67 ab 32,17 30,94 bc 23,20 ab 17,52 b 37,71 Chế phẩm NT 50g/8 lít 17,54 c 40,60 41,19 ab 32,59 a 17,58 b 29,23 SUP 20ml/bình 8lít 76,73 a 42,92 21,40 c 18,43 b 21,68 b 27,23 Nước 0,00 c 0,00 0,00 d 0,00 c 0,00 c 0,00 ** ns * * * Ns CV 4,94 4,91 3,86 4,58 7,27 5,18

Trong cùng một cột các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; số liệu đã được quy đổi theo công thức log (x + 10).

*: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%;**: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: khác biệt không ý nghĩa, NSKP: ngày sau khi phun;

Kết quả bảng 3.5 cũng cho thấy: Tại thời điểm 5 NSKP thì các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê. Điều này được giải thích dựa trên cơ sở nấm xanh và nấm tím bắt đầu có hiệu lực sau 5 – 7 NSKP trong khi Supracide và Angun đã giảm hiệu lực với độ hữu hiệu của Supracide là 42,92% và Angun là (32,17%), độ hữu hiệu của các nghiệm thức nấm tăng với nấm xanh 52,19% và nấm tím 40,60%. Độ hữu hiệu giảm cũng được giải thích dựa trên cơ sở một số lượng trứng vẫn không bị tiêu diệt và nở thành ấu trùng sau khi phun thuốc bên cạnh một số RSG vẫn còn tồn tại.

Tại thời điểm 7 NSKP, hai nghiệm thức nấm xanh và nấm tím cho hiệu quả tốt nhất với độ hữu hiệu là 46,71% và 41,19%, nghiệm thức Angun có độ hữu hiệu 30,94 nhưng không khác biệt với nấm tím. Riêng nghiệm thức Supracide có độ hữu hiệu thấp nhất (21,40%) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua phân tích thống kê. Điều này cho thấy, sau 7 ngày phun thuốc thì hiệu lực của hóa học Supracide đã giảm rõ rệt trong khi các nghiệm thức nấm và Angun là thuốc có nguồn gốc sinh học vẫn còn hiệu lực. Kết quả này cũng tương tự ở thời điểm 9 NSKP, các nghiệm thức nấm và Angun không khác biệt trong khi hiệu lực của Supracide giảm đáng kể và khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua phân tích thống kê. Ở thời điểm này hiệu lực của các nghiệm

các nghiệm thức còn lại nhưng đến 15 NSKP thì giữa các nghiệm thức đã không còn khác biệt qua phân tích thống kê.

(A) (B)

Hình 3.19: Nấm tím (Paecilomyces sp.) ký sinh trên trứng, thành trùng cái và trứng của RSG

Aulacaspis tubercularis.

Kết quả thí nghiệm của Lê Triều Tiến (2008) trên ấu trùng một loài RSG khác là 46,2% với nấm xanh và 42,3% với nấm tím sau khi phun 14 ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ 330C, ẩm độ 68%, ánh sáng 2343 – 6058 lux khác với điều kiện thí nghiệm của Lê triều Tiến (32,90C, ẩm độ 58,6%.). Theo Trần Văn Mão (2002), trích dẫn bởi Lê Triều Tiến (2008), nhiệt độ và ẩm độ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm. Phạm Thị Thùy (2004) trích dẫn bởi Trần Hồng Cúc (2008) ẩm độ của không khí có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của nấm hay Phạm Thị Thùy (2004) trích dẫn bởi Lê Triều Tiến (2008), ánh sáng có tác dụng lên sự phát triển của nấm. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Trang (2009) cũng cho thấy độ hữu hiệu của nấm cũng khác nhau khi khảo sát trên các giai đoạn của ấu trùng. Điều này giải thích sự không tương đồng về độ hữu hiệu của các loại nấm lên RSG khi khảo sát trong những điều kiện môi trường khác nhau, đối tượng thí nghiệm khác loài và khác giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, dù có khác nhau về trung bình độ hữu hiệu nhưng các thí nghiệm đều cho cùng một kết quả là sử dụng nấm để phòng trị RSG có hiệu quả khá cao, hiệu lực kéo dài.

Như vậy, kết quả thí nghiệm tại vườn nông dân cho thấy: nghiệm thức Supracide có kết quả phòng trị RSG cao nhất ở thời điểm 3NSKP và hiệu độ hữu hiệu giảm ngay sau đó. Tương tự Angun cũng có hiệu lực tốt nhất sau 3 ngày nhưng hiệu quả phòng trị vẫn duy trì đến 9 NSKP. Nấm xanh có độ hữu hiệu cao nhất ở thời điểm 5NSKP và có

lực tốt ở 9 NSKP. Với kết quả này chứng tỏ Supracide có tác dụng tốt trong phòng trị RSG A. tubercularis. Tuy nhiên, theo Trần Văn Hai (2005) thì đây là nhóm thuốc có hoạt chất Methidathion và có độ độc nhóm 1, hiệu quả tiêu diệt cực mạnh nhưng có ảnh hưởng tới môi trường, cân bằng hệ sinh thái và những sinh vật có lợi khác. Do vậy, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và được cho phép theo quy định.

Chương 4

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA BA LOẠI THUỐC CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC TRÊN RỆP SÁP GIẢ GÂY HẠI XOÀI . Ths. NGUYỄN HỒNG ỬNG (Trang 49 - 53)