Nhiệt truyền qua cửa ra vào, Q22c

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 27 - 31)

Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định theo biểu thức: Q22c = ∑kc.Fc.∆t, W

Fc: Diện tích cửa, m2

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa.

- Với cửa tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời: ∆t = tN – tT = 33,7 – 25 = 8,7oK. - Với cửa tiếp xúc với hành lang đệm:

∆t = tN – tT = 29 – 25 = 4 oK. kc: Hệ số truyền nhiệt qua cửa, Lấy k = 5,89 W/m2K.

Tính ví dụ cho phòng 201

Vì tất cả cửa ra vào đều tiếp xúc với hành lang đệm nên ta lấy ∆t = 4 oK Các thông số kỹ thuật liên quan:

- Diện tích cửa ra vào là F101 = 7,5 m2.

- Hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa, ∆t = 4oK.

Vậy ta thay vào biểu thức tính được Nhiệt truyền qua cửa ra vào là: Q22c = 5,89 . 7,5 . 4 = 177,64 W. Các phòng còn lại tính toán tương tự và cho kết quả trong bảng 2.9: Vậy tổng nhiệt truyền qua vách xâm nhập vào toàn bộ công trình

∑Q22 = ∑Q22t + ∑Q22k + ∑Q22c = 23534+13574+4240,8=41348,8 W 2.3.8 Nhiệt hiện truyền qua nền, Q23

Nhiệt hiện truyền qua nền được xác định theo biểu thức sau: Q23 = knền.Fnền.∆t, W

Trong đó:

- ∆t: Hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong phòng.

- knền: Hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền. [170 – TL1] Ở đây xảy ra 3 trường hợp:

- Sàn ngay trên mặt đất, lấy k của sàn bê tông dày 300 mm, ∆t = tN – tT .

- Sàn đặt trên tầng hầm hoặc phòng không điều hòa, ∆t = 0,5.(tN – tT).

- Sàn giữa 2 phòng điều hòa, Q23 = 0.

Như vậy đối với tòa nhà này thì chỉ có sàn của các phòng 101,102 của tầng 1 và phòng 204, 205 của tầng 2 đặt trực tiếp trên mặt đất, và phòng 203 đặt trên nhà vệ sinh (phòng không điều hòa) còn sàn của các phòng ở những tầng khác có sàn đặt giữa hai phòng có điều hòa. Do đó ta chỉ cần tính toán nhiệt truyền qua nền đối với các phòng 101, 102, 204, 205 của tòa nhà theo trường hợp 1. Riêng phòng 203 tính theo trường hợp 2.

Tính ví dụ cho phòng 101

Các thông số kỹ thuật:

- Diện tích sàn phòng 101: Fnền101 = 88 m2.

- Hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong phòng: ∆t = tN – tT = 33,7 – 25= 8,7oK.

- Hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền: knền = 2,15 W/m2K.

Thay các thông số trên vào biểu thức ta có nhiệt hiện truyền qua nền (sàn) xâm nhập vào phòng 101

Q23 = 2,15 . 88 . 8,7 = 1646.04 W.

Tính toán tương tự, ta có nhiệt truyền qua nền xâm nhập vào các phòng còn lại của tầng 1 kết quả cho ở bảng 2.10

2.3.9 Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng, Q31

Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng được xác định theo biểu thức sau: Q31= nt.nđ.Q , W

Q: Tổng nhiệt tỏa ra do chiếu sáng

Q = ∑1,25.N (đối với đèn huỳnh quang) và Q = ∑N (đối với đèn dây tóc)

Trong trường hợp chưa biết tổng công suất đèn có thể chọn: Q = ∑1,25.qđ.F

qđ: Tiêu chuẩn chiếu sáng trên 1m2 sàn, qđ = 10 12 W/m2. [171 – TL1] F: Diện tích của sàn phòng, m2

nt: Hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng, tra bảng 4.8. [158 - TL1]. nđ: Hệ số tác dụng đồng thời của đèn chiếu sáng. [171, 172 – TL1]

Tính ví dụ cho phòng 101

Vì tất cả các phòng học của giảng đường đều được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng bóng đèn huỳnh quang loại 1,2m, công suất 40W/ bóng, hoạt động 12h/ngày. Do đó nhiệt hiện tỏa ra do bóng đèn được tính theo công thức:

Q31= nt.nđ.Q , W.

Với: Q = ∑1,25.N, W. Các thông số kỹ thuật của phòng 101:

- Số lượng bóng: 24 bóng => Q = ∑1,25.N = 1,25.24.40 = 1200 W.

- gs = 848,07=> tra bảng 4.8 [158 - TL1] ta chọn nt = 0,26.

- nđ: Hệ số tác dụng đồng thời của đèn chiếu sáng. Ta chọn nđ = 0,8. [171 – TL1] Vậy ta có nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng của phòng 101:

Q31phòng 101 = 0,26.0,8. 1200 = 249,6 W. Các phòng khác tính tương tự và cho kết quả trong bảng 2.11

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w