CHƯƠNG 3: CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
3.3.2 Chọn cụm dàn nóng.
Ta có tổng công suất tải lạnh: Qo = 933271,61 W = 1244,36 HP
Đối với công trình giảng đường G7 ta sẽ chọn từng cụm dàn nóng theo tổng công suất lạnh của toàn bộ công trình, với số liệu thống kê nhiệt tải theo phòng và theo tầng phụ
lục bảng 3.2.
Dưới đây là bảng chọn các cụm dàn nóng tương ứng với tổng tải lạnh của từng tầng (với chỉ số COP = 4) Bảng 3.3Cụm dàn nóng và một số thiết bị đi kèm. Nhóm tầng Q0 (HP) Loại dàn nóng Số lượng model Bộ kết nối dàn nóng Số dàn lạnh có thể kết nối 1,2 101,09 52 2 RAS-52FSNA6Q 64
3,4,5 209,50 54 4 RAS-54FSNA6Q 64
Tổng công suất của các dàn nóng được lựa chọn có thể lớn hơn tổng tải lạnh của tầng, khoảng chênh lệch này là để dự trù hiểu chỉnh năng suất do chênh lệch giữa dàn lạnh với dàn nóng, tổn thất đường ống, nhiệt độ…
3.3.3 Chọn dàn lạnh.
Yêu cầu trong việc chọn dàn lạnh
Khi bố trí các dàn lạnh, ta cần lựa chọn phương án phù hợp nhất đối với phòng điều hòa về các mặt.
- Đảm bảo công suất lạnh.
- Phù hợp với kiến trúc và trang trí trong phòng.
- Ống dẫn gas phải ngắn nhất, thuận tiện cho việc lắp đặt.
- Ống thoát nước ngưng phải phù hợp, độ nghiêng của ống nước xả tối thiểu khoảng 1/100.
- Phân phối gió đồng điều trong phòng.
Chọn dàn lạnh cho các phòng
Để chọn được dàn lạnh hợp lý nhất cho hệ thống ta cần dựa vào 2 thông số chính sau đây:
- Năng suất lạnh yêu cầu. - Lưu lượng gió yêu cầu.
Đối với công trình đang thiết kế, để đảm bảo những dàn lạnh được lựa chọn đáp ứng được nhu cầu tải lạnh của từng phòng và toàn bộ công trình, ta tiến hành tính chọn dàn lạnh cho riêng từng phòng theo nhiệt tải đã tính toán ở chương II.
Tuy nhiên, năng suất lạnh cho trong các Catologue thương mại của các nhà sản xuất là năng suất lạnh danh định, được xác định ở chế độ vận hành tiêu chuẩn do nhà sản xuất đề ra như:
- Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh bằng 0. - Các thông số trạng thái của không khí:
+ Trong nhà: Nhiệt độ bầu khô: 27 0C, nhiệt độ bầu ướt 190C. + Ngoài nhà: Nhiệt độ bầu khô: 35 0C.
Trong thực tế ở điều kiện hoạt động cụ thể của từng công trình thì các chế độ trên đều khác. Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh là khác 0, các chế độ của không khí trong và ngoài nhà đều khác so với chế độ tiêu chuẩn. Do đó cần phải chọn dàn lạnh sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của công trình.
Yêu cầu đặt ra khi chọn dàn lạnh là: Qott ≥ Qoyc
Trong đó:
Qott: Năng suất lạnh thực tế của dàn lạnh ở chế độ vận hành. Qoyc: Năng suất lạnh yêu cầu của không gian điều hòa.
Thông thường năng suất lạnh thực tế của dàn ở chế độ vận hành là giá trị hiệu chỉnh của năng suất lạnh tiêu chuẩn cho trong Catogog kỹ thuật của nhà sản xuất bằng các hệ số:
Qott = α . Qotc
Trong đó:
Qotc: Năng suất lạnh danh định của dàn lạnh ở chế độ tiêu chuẩn ( lấy theo Catologue ).
α: Hệ số hiệu chỉnh, phụ thuộc vào điều kiện vận hành cụ thể ( và thường cho trong Catologue kỹ thuật hoặc theo kinh nghiệm ), ta chọn α = 0,97
Tra catalogue của hãng Hitachi, ta chọn 4 dàn lạnh loại cassette âm trần đa hướng thổi model: RCI-FSN1Q, Q0tc = 6 HP
lạnh khi lấy theo catalogue kỹ thuật: - ∑Qotc = 4.6 = 16 HP.
Tính kiểm tra với hệ số hiệu chỉnh năng suất lạnh α = 0,97 ta có: Qott = α . Qotc = 16.0,97 = 15,52 HP > Q0yc
Vậy các dàn lạnh đã chọn đáp ứng được yêu cầu của không gian điều hòa trong phòng. Đối với các phòng khác tính toán tương tự, kết quả lựa chọn được cho ở phụ lục bảng 3.3.
Vớí hệ thống điều hòa đang thiết kế, ta sử dụng dàn lạnh loại cassette âm trần 4 hướng thổi.
3.3.4 Bộ chia gas REFNET.
Bộ chia gas REFNET có vai trò là một thiết bị tham gia vào quá trình phân phối gas lỏng từ cụm dàn nóng đến các dàn lạnh. Lượng gas lỏng về dàn lạnh nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu tải lạnh trong phòng. Tùy thuộc vào từng loại dàn nóng mà ta lựa chọn loại REFNET tương ứng theo yêu cầu kỹ thuật cho trong catalogue của nhà sản xuất.
Hình 3.1. Kết nối bộ chia gas REFNET.
- Yêu cầu kỹ thuật đối với REFNET.
Bộ chia gas REFNET có 2 loại: Refnet joint và Refnet header.
Hình 3.2. Bộ chia gas REFNET.
Tùy thuộc vào đặc điểm của mặt bằng bố trí và số lượng dàn lạnh mà ta sử dụng refnet joint hay refnet header hoặc sử dụng kết hợp cả 2 loại trên sao cho việc bố trí đường ống thuận lợi, tiết kiệm và hợp lí nhất. Việc lựa chọn và sử dụng refnet phải thõa mãn một số yêu cầu sau:
- Đường kính ống kết nối giữa bộ chia gas đầu tiên với dàn nóng tương đương đường kính của đường ống dàn nóng .
- Đường kính ống kết nối bộ chia gas kết nối được lấy phụ thuộc vào tổng công suất của các dàn lạnh phía sau được cho trong bảng :
Đường kính ống kết nối giữa bộ chia gas với dàn lạnh tương đương với đường kính kết nối của đường ống dàn lạnh. Nếu khoảng cách từ bộ chia gas tới một dàn lạnh vượt quá 30 m, đường kính ống gas kết nối phải tăng thêm một mức, căn cứ theo thông số kỹ thuật của bộ chia gas.
Đối với hệ thống điều hòa đang thiết kế, ta chỉ sử dụng loại Refnet joint để chia gas từ các cụm dàn nóng tới dàn lạnh. Dưới đây là thông số kỹ thuật của một số Refnet joint có thể lựa chọn: