Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra, Q4 Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng, Q4h

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 32 - 37)

Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng, Q4h

Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ và được xác định theo biểu thức:

Q4h = n.qh , W Trong đó:

- n: Số người ở trong phòng điều hòa.

- qh: Nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người, W/người. Theo bảng 4.18.[175 - TL1], đối với phòng học chọn qh = 65 W/người.

Tính ví dụ cho phòng 101:

Nhiệt hiện do người tỏa ra, Q4h

Phòng 101 được thiết kế có sức chứa khoảng 100 người. Do đó nhiệt hiện do người tỏa ra :

Q4h = 100.65 = 6500 W.

Các phòng khác tính toán tương tự và cho kết quả trong bảng 2.13.

Nhiệt ẩn do người tỏa ra, Q4â

Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định theo biểu thức: Q4â = n.qâ , W

n: Số người trong phòng điều hòa, (đã xác định ở trên)

qâ: Nhiệt ẩn do 1 người tỏa ra, W/người. Theo bảng 4.18 [175 - TL1], đối với phòng học ta chọn qâ = 55 W/người.

Tính ví dụ cho phòng 101:

Phòng 101 được thiết kế có sức chứa khoảng 100 người. Do đó nhiệt ẩn do người tỏa ra :

Q4â = 100.55 = 5500 W.

Các phòng khác tính toán tương tự và cho kết quả trong bảng 2.13

Tổng nhiệt do người tỏa ra: ∑Q4 = ∑Q4h + ∑Q4â = 254400 W. 2.3.12 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào, QhN và QâN

Để đảm bảo nguồn oxi cho con người bên trong phòng điều hòa thì luôn có một lượng gió tươi được cấp vào phòng. Do gió tươi bên ngoài có các thông số IN, tN, dN, cao hơn so với không khí bên trong phòng nên khi cấp gió tươi vào phòng thì gió tươi sẽ tỏa ra một lượng nhiệt hiện QhN và một lượng nhiệt ẩn QâN.

QGT = QhN + QâN, W. QhN = 1,2.n.l.(tN - tT), W. QâN = 3,0.n.l.(dN – dT), W . Trong đó:

n: Số người trong phòng điều hòa.

l: Lưu lượng không khí tươi cung cấp cho một người trong 1 giây, l/s. Theo bảng 4.19.[176 - TL1] chọn l = 7,5 l/s.

tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa. dN, dT: Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà.

Các số liệu: tN, tT, dN, dT là những thông số thiết kế được lựa chọn và liệt kê chi tiết trong bảng 2.1 và 2.3

Tính ví dụ cho phòng 101

Phòng 101 có sức chứa khoảng 100 người do đó lượng nhiệt do gió tươi mang vào được tính toán như sau:

- Theo biểu thức nhiệt hiện do gió tươi mang vào không gian tầng: QhN - 101 = 1,2 . 100 . 7,5 . ( 33,7 – 25 ) = 7830 W. - Theo biểu thức nhiệt ẩn do gió tươi mang vào không gian tầng:

QâN - 101 = 3,0 . 100 . 7,5 . ( 19,5 – 13 ) = 14625 W.

Vậy theo biểu thức tổng lượng nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào trong không gian tầng là:

QGT - 101 = 7830 + 14625 = 22455 W. Các phòng khác tính tương tự và cho kết quả trong bảng 2.14.

2.3.13Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt mang vào, Q5h và Q5â

Thông thường không gian điều hòa phải được làm kín để chủ động kiểm soát lượng gió tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng tuy nhiên luôn có hiện tượng rò lọt không khí qua các khe cửa sổ, cửa ra vào và khi mở cửa. Hiện tượng này càng xảy ra mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra ở phía dưới cửa và khí nóng ngoài trời lọt vào phía trên cửa. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt mang vào được xác định như sau:

Q5h = 0,39.ξ.V.(tN - tT), W Q5â = 0,84.ξ.V.(dN - dT), W Trong đó :

V: Thể tích của phòng, m3

tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa.

dN, dT: Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà, g/kg . ξ: Hệ số kinh nghiệm, xác định theo bảng 4.20.[177 - TL1].

Tính ví dụ cho phòng 101

- Thể tích của tầng 1: V = 11.8.3,7= 765,6 m3.

- ξ: Hệ số kinh nghiệm, tra bảng 4.20.[177 - TL1] ta chọn ξ = 0,5. - Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa:tN = 33,70C, tT = 250C.

- Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà: dN = 19,5, dT = 13 g/kg . Theo biểu thức nhiệt hiện do gió lọt mang vào:

Q5h = 0,39 .0,5 .765,6 . ( 33,7 – 25 ) = 1298,8 W. Theo biểu thức nhiệt ẩn do gió lọt mang vào:

Q5â = 0,84 . 0,5 . 765,6 . ( 19,5– 13 ) = 2090,08 W. Các phòng khác tính tương tự và cho kết quả trong bảng 2.13.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w