KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 107 - 129)

Sau khi khảo sát, tìm hiểu thực tế tôi thấy: Hệ thông điều hòa thiết kế tại tòa nhà không được trang bị hệ thống cấp gió tươi và hút gió thải cho không gian điều hòa, việc thông gió này hoàn toàn dựa vào thông gió tự nhiên (nhờ gió lọt qua cửa và kết cấu bao che). Với thiết kế này tuy là tiết kiệm được chi phí đầu tư và công việc thi công lắp đặt tuy nhiên nó sẽ gây tổn thất nhiệt không ít đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu tiện nghi của con ngươi bên trong không gian điều hòa là chưa đạt tối ưu. Chính vì vậy mà trong Đồ án này tôi đã tính toán và thiết kế hệ thống máy mới, hệ thống đường dẫn gió lạnh, hệ thống đường cấp gió tươi, hút gió thải cho tòa nhà để chất lượng không khí trong không gian điều hòa tốt hơn tạo cảm giác thỏa mái cho người bên trong không gian điều hòa.

Ở tòa nhà này, nếu chủ đầu tư yêu cầu thì tôi cho rằng nên trang bị thêm hệ thống tạo áp cầu thang để phòng khi có sự cố về hỏa hoạn xảy ra để đảm bảo an tòa cho con ngươi bên trong tòa nhà. Ngoài ra với các không gian hành lang, cầu thang ta cũng nên trang bị hệ thống điều hòa cho nó để phục vụ một cách tốt nhất cho yêu cầu tiện nghi của con người. Với các của ra vào ở tầng trệt ta có thể trang bị thêm các “quạt chắn nhiệt” để ngăn không cho dòng không khí nóng từ môi trường bên ngoài tràn vào trong tòa nhà.

Ngoài phương án trên, ta còn có thể thiết kế Hệ thống điều hòa trung tâm nước cho tòa nhà. Tôi nghĩ đây là một phương án hay vì nó có khả năng tiết kiệm được chi phí vận hành cho hệ thống mà độ an toàn cho môi trường và con người luôn được đảm bảo. Tuy nhiên nếu dùng phương pháp này thì cần phải có 1 không gian để làm phòng máy riêng biệt nên sẽ tốn một phần diện tích của tòa nhà.

Tính toán lượng nước ngưng thải ra từ các dàn lạnh:

Ta có W = G.(dN – d0) kg/s Trong đó: G: lượng không khí cấp vào

d0: độ chứ hơi d không khí trong phòng53 với dN =19,5 g/kgkkk d0 = 14 g/kgkkk V T T I I Q G − = Ta có QT = 933271.91 W IT = 19,5 kJ/kg IV = 14 kJ/kg 30105,55 53 84 91 , 933271 = − = − = V T T I I Q G kg/s W = G.(dN – d0) = 30105,55.(19,5 – 14) = 165580,5 (lít/s)

Với lưu lượng nước ngưng tương đối lớn nên ta có thể xây dựng bể chứa nước ngưng để tận dụng lượng nước ngưng này. Có thể sử dụng tưới cây xanh, nước sinh hoạt…

PHỤ LỤC

Bảng 2.5 Tính toán nhiệt bức xạ qua kính Q11

Bảng 2.10 thống kê nhiệt xâm nhập qua sàn:

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm vrf cho giảng đường g7 – trường đại học nha trang (Trang 107 - 129)