Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO XUẤT KHẨU của CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn kỹ NGHỆ gỗ TRƯỜNG THÀNH (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Có nhiều nguyên nhân nội tại từ phía bản thân Doanh nghiệp XK có thể mang lại rủi ro cho DN. Những nguyên nhân chính có thể liên quan tới việc sử dụng lao động trong DN, hệ thống quản lý và kiểm soát chuỗi cung kém hiệu quả trong DN hay là năng lực phân tích, dự báo rủi ro trong DN còn hạn chế, không theo kịp những biến động trên thị trường XK... đều đem đến rủi ro cho chính các DN xuất khẩu đó.

 Về nhân lực:

- Ban quản trị, các cấp quản trị:

+ HĐQT, Giám đốc hay Giám đốc điều hành đều là những nhân sự cấp

cao đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại & phát triển của một DN. Do vậy những nhà QT không có năng lực hay tầm nhìn chiến lược, thiếu nhiệt huyết và không biết quan tâm tới lợi ích của DN sẽ làm hoạt động QTRR tại DN trở nên thiếu hiệu quả, làm phát sinh vô số rủi ro không thể ngăn chặn được cho chính DN đó.

+ Xung đột lợi ích giữa quyền lợi của các cấp quản trị lẫn nhau, như giữa Ban Tổng giám đốc điều hành với hội đồng quản trị; Đại diện cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp... sẽ tạo sai lầm trong chiến lược kinh doanh hay định hướng phát triển sản phẩm của DN, DN khó có thể kiểm soát được rủi ro và xử lý khủng hoảng.

- Nhân viên, cán bộ XNK: các nhân viên trong toàn DN nói chung hay nhân viên phòng ban kinh doanh – xuất khẩu nói riêng là một yếu tố quan trọng, đóng góp nhiều vai trò trong hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát RRXK. Quy trình QTRR XK thiếu hiệu quả có thể xuất phát từ nhân sự yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu các kỹ năng về ngoại ngữ hay năng lực đàm phán ngoại thương.

 Về vật lực:

- Cơ cấu tài chính, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Thông qua cơ cấu tài chính và vốn chủ sở hữu của DN, người ta có thể đánh giá được năng lực tài chính của DN đó mạnh hay yếu. Với một DN xuất khẩu nếu có vốn chủ sở hữu ở mức âm hoặc cơ cấu tài chính không ổn định sẽ rất dễ đẩy DN vào tình trạng rủi ro khi không có vốn để tiếp tục hoạt động; gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hoạt động QTRR cho chính DN đó.

+ Quy mô sản xuất, năng lực sản xuất và yếu tố công nghệ:

Một DN XK nếu có quy mô sản xuất vừa và nhỏ; năng lực sản xuất thấp và không có sự đầu tư vào máy móc, công nghệ sẽ rất khó để có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu bởi yêu cầu vốn lớn. Như vậy nguy cơ các DN đó phá sản, không kiếm được khách hàng hoặc quy trình QTRR sẽ rất khó khăn bởi DN rất dễ gặp phải nhiều rủi ro.

 Về tài lực:

- Năng lực quản trị nội bộ; năng lực tổ chức, điều hành và quản lý

doanh nghiệp:

Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động QTRR xuất khẩu của DN. Khi có sự hạn chế, yếu kém hoặc sai sót về một số kỹ năng như phân tích tiếp cận thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu; dự báo thị trường xuất khẩu; hoặc thiếu cập nhật về thị trường xuất khẩu, luật pháp quốc tế, các chính sách nhà nước… tất cả đều có thể khiến DN khó kiểm soát rủi ro và xử lý được vấn đề nếu có khủng hoảng xảy ra .

- Công nghệ của Doanh nghiệp: một DN xuất khẩu nếu công nghệ sản xuất yếu kém, lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của DN, DN sẽ gặp rủi ro về

- Quy trình và các hệ thống quản lý nội bộ: quy trình và hệ thống quản

lý chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ hay chưa khép kín có thể gây nên nhiều rủi ro trong hoạt động kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong DN XK gỗ, nếu thiếu các hệ thống quản lý về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng ngoại thương (ISO, FSC, CoC, BRC…) thì DN khó có thể kiểm soát được rủi ro về sản phẩm xuất khẩu.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ

NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH. 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty.

2.1.1. Quá trình hình thành & phát triển.

 Tiền thân là Xí nghiệp tư doanh chế biến gỗ Xuất khẩu Trường Thành

 Năm 1993: Công ty ban đầu bắt nguồn từ xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk với khoảng 30 công nhân.

 Năm 2000: Thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

(TTF), mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu

 Năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi thành Công

ty Cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, đến tháng 11 năm 2007 được chuyển thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.

 Ngày 18/02/2008, công ty chính thức niêm yết tại Sở GDCK Thành

Phố Hồ Chí Minh với khối lượng niêm yết 15 triệu cổ phiếu với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Mã chứng khoán giao dịch: TTF.

 Hiện tại đến năm 2016, tập đoàn Trường Thành có 13 công ty với 8

nhà máy sản xuất và chế biến gỗ, công ty trồng, công ty quản lý cụm doanh nghiệp và trung tâm huấn luyện và đào tạo ngành công nghiệp gỗ. Trường

Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF Logo chính thức: Vốn điều lệ: Trụ sở chính: Điện thoại: Email: Website: 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động:

2.1.2.2. Sản phẩm chính:

Chủ yếu là sản xuất, mua bán, xuất khẩu sản phẩm bằng gỗ, nguyên phụ liệu ngành chế biến gỗ, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu doanh thu các nhóm sản phẩm Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm sản phẩm Hàng nội thất Hàng ngoại thất Gỗ, ván sàn, cửa khác Doanh thu thuần

Bảng 2.2. Cơ cấu lợi nhuận gộp của các mảng hoạt động

Nhóm sản phẩm Hàng nội thất Hàng ngoại thất Gỗ, ván sàn, cửa khác Lợi nhuận gộp

Nhìn vào hai bảng trên cho thấy, cơ cấu doanh thu thuần và cơ cấu lợi nhuận gộp của các nhóm sản phẩm của TTF đều giảm dần qua các năm. Điều này có thể giải thích bởi giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn TTF vừa mới vượt qua khủng hoảng tài chính và bắt đầu vào tiến trình tái cấu trúc DN, chi phí lãi vay cao từ trước 2013 đã làm xói mòn lợi nhuận của Công ty; do vậy không thể tránh khỏi việc lợi nhuận và doanh thu bị sụt giảm. Tuy nhiên cơ cấu hàng nội thất tăng nhẹ do TTF giai đoạn 2015 bắt đầu tập trung vào mảng gỗ nội địa thay vì tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu như trước đây.

 Hệ thống phân phối kinh doanh:

+ Đối với thị trường xuất khẩu: Đến 70% sản lượng sản phẩm gỗ của

TTF là dành cho xuất khẩu, có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới bao gồm Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý...), Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, Nam Phi, Nga...Trên thị trường này, khách hàng chính đa số là hệ thống siêu thị hàng đầu trên thế cũng như hàng đầu của từng quốc gia, cũng như các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn nhưng có thương hiệu mạnh và đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, cụ thể là những công ty sau:

 Hệ thống siêu thị và nhà phân phối sỉ hàng đầu thế giới tại Châu Âu: IKEA,

CarreFour, Homebase; Mỹ: Walmart, Costco, Lowe’s, Ashley; Anh: Tesco.  Chuỗi cửa hàng thương hiệu mạnh tại Châu Mỹ và Châu Âu như

-Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu theo từng khu vực: + Thị trường Mỹ: 50%

+ Châu Âu: 35%

+ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Úc: 15%

Bảng 2.3. Các hợp đồng xuất khẩu lớn đã và đang thực hiện:

STT 1 2 3 4 5

 Thị trường trong nước:

Đối với thị trường trong nước, kế hoạch của Công ty là phát triển lên 20 đại lý cấp 1 trên toàn quốc, với mục tiêu duy trì doanh số tiêu thụ nội địa chiếm 30% tổng doanh thu sản phẩm của Công ty. Đây cũng là một giải pháp chia sẻ rủi ro của TTF và công ty cũng bắt đầu phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn tại Việt Nam từ năm 2010. Trong năm 2016, công ty đã duy trì và phát triển được mạng lưới gồm hơn 40 điểm bán hàng trên cả nước, trong đó có khách hàng trong lĩnh vực trang trí nội thất, cung cấp sản phẩm gỗ là tập đoàn lớn như Vingroup, Huyndai, Vạn Phát Hưng..

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp LN thuần từ HĐKD LNST thu nhập DN LNST của CĐ cty mẹ

Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2013, 2014, 2015, 2016

Từ bảng trên ta có nhận xét như sau:

Trong năm 2013, Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Công ty bị âm vì 04 công ty con họat động về trồng rừng vẫn đang nằm trong giai đoạn hoạt động lỗ theo kế hoạch chưa tạo ra được doanh thu, mặc khác tình hình kinh tế khó khăn nên Công ty mẹ và các Công ty con trong họat động sản xuất chế biến gỗ cũng không thể họat động phát triển mạnh mẽ, và không tạo ra lợi nhuận lớn để

bù đắp phần lỗ này cho các Công ty con trong lĩnh vực trồng rừng. Tuy nhiên trong năm 2014 với các giải pháp tích cực từ việc tái cấu trúc tài chính của Công ty mẹ đã làm cho Công ty mẹ hồi phục phát triển mạnh mẽ trở lại tạo ra lợi nhuận đáng kể đủ bù đắp các hoạt động lỗ của 04 Công ty con họat động về lĩnh vực trồng rừng. Đến năm 2016, Lợi nhuận Công ty đột ngột giảm mạnh với mức tăng trưởng âm do phát hiện sai lệch nghiêm trọng hàng tồn kho dẫn tới việc điều chỉnh thẳng vào giá vốn hàng bán. Điều này cho thấy TTF đang bị thiếu hụt về nguồn vốn chủ sở hữu và khả năng tài chính kém

2.1.4. Mục tiêu kinh doanh & chiến lược sản xuất kinh doanh củaCông ty. Công ty.

2.1.4.1. Mục tiêu kinh doanh:

TTF từng là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ, tuy nhiên, do vay nợ nhiều và kinh doanh kém hiệu quả nên doanh thu và lợi nhuận liên tục sụt giảm trong giai đoạn 2011-2013. Trong năm 2014, TTF thực hiện tái cấu trúc tài chính mạnh mẽ và đã đạt được 80% kế hoạch đề ra. Kết quả kinh doanh 2015 có sự chuyển biến tích cực sau quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ. Nhờ chính sách xoá bỏ nợ lãi vay từ các chủ nợ, cũng như huy động thành công 603,5 tỷ trái phiếu chuyển đổi trong năm 2015, TTF đã phần nào giải quyết được vấn đề vốn lưu động và tập trung vào sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu đạt 2.735 tỷ đồng, tăng trưởng 88% so với cùng kỳ; trong đó doanh thu bán sản phẩm tăng gấp 2 lần và doanh thu từ các hợp đồng thi công công trình tăng 23% và bắt đầu dồn lực mạnh hơn cho việc phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu để trở về lại vị trí số 1 của ngành chế biến gỗ không chỉ về doanh số mà cả về quy mô, công nghệ và hệ thống phân phối.

2.1.4.2. Chiến lược SXKD:

-TTF đầu tư chủ yếu vào thị trường xuất khẩu, tuy nhiên vào đầu 2015, TTF có định hướng thay đổi về chính sách, tập trung cho ngành nghề chính là

sản xuất các mặt hàng nội thất cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, hướng đến khách hàng trong nước là các nhà đầu tư bất động sản, lẫn khách lẻ tại thị trường nội địa.

- Tích cực đầu tư mở rộng năng lực sản xuất hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh từ năm 2017.

-Đầu tư mở rộng hệ thống phân phối: TTF có kế hoạch mở từ 10-20 cửa

hàng đồ gỗ trong các trung tâm thương mại của Vingroup trong tháng 8- 9/2016 nhằm mở rộng độ phủ trên thị trường đồ gỗ cao cấp của Việt Nam. Dự kiến chi phí đầu tư cho hệ thống này khoảng 50 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Kế hoạch giai đoạn 2015-2018

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LNTT/DTT Tỷ suất LNST/DTT EPS

Tỷ lệ cổ tức dự kiên

Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2016 –TTF

2.2. Thực trạng rủi ro xuất khẩu và quản trị rủi ro xuất khẩu củaCông ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

2.2.1. Thực trạng các rủi ro xuất khẩu công ty thường gặp.

Việc nhận dạng các rủi ro xuất khẩu thường gặp ở TTF được xác định một cách định tính. Dưới đây là bảng xác định các rủi ro xuất khẩu thường gặp tại TTF:

Bảng 2.6. Xác định các loại rủi ro xuất khẩu thường gặp tại TTF Nhóm Môi trường kinh doanh Hoạt động xuất khẩu Ngành nghề

Từ việc nhận dạng được rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro mà TTF thường gặp, tác giả tiến hành phân tích và xác định được các nguyên nhân tác động tới rủi ro trong xuất khẩu tại TTF như sau:

2.2.1.1. Rủi ro từ môi trường kinh doanh

a. Rủi ro về kinh tế:  Rủi ro pháp lý:

- 50% sản phẩm của TTF được xuất khẩu sang thị trường Mỹ , 35% sang thị trường Châu Âu và 15% còn lại sang thị trường Nhật, Hàn Quốc.. do vậy, TTF sẽ chịu ảnh hưởng bởi một số sắc thuế nhập khẩu, tập tục thương mại quốc tế, luật chống phá giá nghiêm ngặt như đạo luật Lacey của Mỹ, hiệp định FLEGT, EUTR của EU... như đã trình bày tại mục 1.2.2.1 .

Nhờ đã đạt được chứng chỉ FSC (chứng nhận gỗ có nguồn gốc hợp pháp) và chứng chỉ COC (chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm) - tiêu chuẩn nhãn FSC từ hơn 12 năm trước, 100% nguồn gỗ có nguồn gốc hợp pháp, trong đó có 30% được chứng nhận FSC (rừng được quản lý theo các tiêu chí bền vững), vượt qua được rất nhiều cuộc đánh giá của các nhà mua hàng trên thế giới về nguồn gốc gỗ với đầy đủ tài liệu chứng minh là hợp pháp. Do vậy TTF có thể vượt qua được những quy định theo đạo luật Lacey về xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ. Đồng thời việc này cũng đã khiến cho TTF có thể vượt qua được rào cản của đạo luật FLEGT của EU (đã có hiệu lực từ tháng 3/2013) vì về cơ bản cả hai đạo luật Lacey của Mỹ và FLEGT của EU đều có cùng mục đích là sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Như vậy rủi ro về pháp lý trong hoạt động xuất khẩu của TTF là thấp.

- Tuy nhiên, TTF hiện tham gia xuất khẩu gỗ cùng lúc cho nhiều thị trường khác nữa như Úc, Nhật... do vậy, rủi ro khi các thị trường này đặt ra các quy định mới về tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu mà hệ thống kiểm

soát nhằm phân loại gỗ nguyên liệu sử dụng cho mỗi thị trường này không được kiểm soát chặt chẽ, là không phải không có khả năng. Cụ thể:

+ Một số SPG tại TTF không khai báo tên và nguồn gốc gỗ. + Một số SPG thuộc nhóm nội thất phòng ngủ tại TTF sử dụng gỗ cao su. Hiện tình trạng pháp lý của một số loại gỗ cao su chưa rõ ràng.

+ Một số SPG thuộc nhóm đồ gỗ nội thất được làm từ gỗ dầu Lào,

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO XUẤT KHẨU của CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn kỹ NGHỆ gỗ TRƯỜNG THÀNH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w