6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Các kiến nghị
3.3.2.1. Đối với Nhà nước:
a. Thứ nhất, hình thành môi trường kinh doanh xuất khẩu thuận lợi qua cơ chế chính sách, pháp luật:
Cơ chế chính sách, pháp luật đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh XK. Một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, thông thoáng, nhất quán sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động và bình đẳng trước pháp luật, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh tối ưu với những chủ thể kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Nhà nước cần có nhiều quyết sách hơn trong việc lựa chọn FDI, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện hiệp định thương mại TPP tới đây, tạo môi trường phát triển hiệu ứng lan tỏa từ các Doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gỗ.
- Cần khuyến khích DN đi theo hướng tạo giá trị gia tăng trong sản phẩm: Tạo các nguồn lực cần thiết nhằm nâng cao quy trình đào tạo nghề, khuyến khích DN thay đổi công nghệ, ưu tiên hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ.
- Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường. Trong điều kiện hiện nay của các Doanh nghiệp XK gỗ Việt Nam, đây là những sự hỗ trợ rất có ý nghĩa và cần được đồng bộ hóa trong tương lai.
- Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương cần xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách và cơ chế phù hợp để triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT giữa Việt Nam và EU nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ Việt Nam trên thị
trường thế giới, phát triển cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ gỗ rừng tự nhiên; khuyến khích phát triển rừng trồng được quản lý bền vững, gỗ có đường kính lớn, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
b. Thứ hai, tăng cường công tác xúc tiến, tài trợ thương mại và các chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bằng cách này hay cách khác, quốc gia nào trên thế giới cũng đều thực hiện hỗ trợ XK, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, cách thức hỗ trợ của Việt Nam (mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ tài chính trực tiếp và cấp tín dụng đầu tư cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng XK) cần phải thay đổi nhiều, theo hướng thuận tiện và ưu đãi hơn cho doanh nghiệp trong nước nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các hiệp định TPP hay VPA/FLEGT….Vì vậy, chính phủ cần nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ đồng bộ, thông thoáng, “một cửa” và bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp.
- Có chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, hoàn thiện các thủ tục ưu đãi, hệ thống bảo lãnh tín dụng.
- Tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh tài trợ cho hoạt động XK.
- Áp dụng các hình thức hỗ trợ có hiệu quả và không vi phạm các quy định về cạnh tranh, bình đẳng của TTP như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng cho người mua, bảo hiểm xuất khẩu…
c. Thứ ba, đẩy mạnh công tác hỗ trợ về công nghệ, thông tin và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cung cấp miễn phí các văn bản mới ban hành trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay, đã có những trang web về các văn bản luật như www.luatvietnam.vn hay www.thuvienphapluat.vn, www.nclp.org.vn nhưng
chưa thực sự được hệ thống hoá, công cụ tìm kiếm còn hạn chế. Vì vậy, việc các cơ quan quản lý ngành, địa phương cung cấp miễn phí tài luật luật pháp, dù ở dạng photo cũng sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời cập nhật thông tin pháp luật, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn xuất khẩu.
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý. Nghiên cứu hình thành mạng lưới tư vấn pháp lý. Bên cạnh việc sử dụng giới luật gia thì hoạt động tư vấn của các cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực phải được đưa ra thành cơ chế, trong đó quy định trách nhiệm trả lời, hướng dẫn các quy định và thủ tục cho doanh nghiệp.
- Các cơ quan xúc tiến thương mại kịp thời cập nhật thông tin thị trường, ngành hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để các cơ quan đại diện ở nước ngoài như Tham tán thương mại, tuỳ viên thương mại, lãnh sự thương mại… có thể phát huy vai trò tham vấn, kịp thời thông tin, cảnh báo về tình hình rủi ro trên thị trường thế giới cho doanh nghiệp, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ họ về kinh phí. Nguồn kinh phí này, nếu cần, có thể huy động thêm từ các doanh nghiệp XNK.
d. Thứ tư, hoàn thiện các chính sách lãi vay, tỷ giá và quản lý ngoại hối
-Mặc dù NHNN đã rất thành công trong việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất, nhưng ở thời điểm hiện nay, lạm phát đến hết năm 2016 là 4.74%. Điều đó cho thấy lãi suất hiện nay khá cao so với lạm phát, do vậy, NHNN cần tính đến việc giảm thêm lãi suất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Hiện nay, rất nhiều NHTMCP đã hết room tín dụng, không có khả năng
cho vay tiếp. Do vậy, NHNN cần đưa ra chính sách nới lỏng room tín dụng một cách hợp lý, linh hoạt, công bằng, minh bạch. Đây là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận được nguồn vốn.
nhập khẩu, tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ USD với số lượng lớn. Cơ chế này cho phép có thể điều chỉnh tỷ giá khi cần, hoặc bị bắt buộc mà không bị ràng buộc bởi các cam kết như không được phá giá quá 2%/năm như trước. - Tăng cường chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả như chỉ đạo các TCTD thực hiện miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, kéo dài thời hạn cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn…
3.3.2.2. Đối với các tổ chức trong ngành:
- Các hiệp hội ngành và xuất khẩu gỗ: Ở nhiều nước trên thế giới, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro của các Doanh nghiệp. Để các hiệp hội hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc hỗ trợ DN hạn chế được những rủi ro trong xuất khẩu cần:
- Tích cực cung cấp các nguồn tin quan trọng, định hướng thị trường, đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro cho DN.
- Tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại.
- Cung cấp liên tục các nguồn thông tin để giới thiệu về các thị trường trong nước và quốc tế mới, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận công nghệ cho doanh nghiệp.
- Tích cực trở thành đối tác với cơ quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết rủi ro của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Các hiệp hội của Việt Nam cần cam kết không tham gia hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ trái phép trên toàn lãnh thổ Việt Nam và tại các quốc gia cung gỗ nguyên liệu và các quốc gia tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt Nam.
3.3.2.3. Đối với các doanh nghiệp cùng ngành:
- Các DN ngành xuất khẩu gỗ cần có sự liên kết với nhau để tạo thành chuỗi giá trị từ nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường; tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu nhập khẩu để ký kết hợp đồng ngoại thương, hạn chế tình trạng phá giá lẫn nhau, giảm bớt chi phí đầu vào. Hợp tác và chia sẻ lẫn nhau sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh và ngăn chặn rủi ro.
- Cùng hợp tác xây dựng và phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu về ngành xuất khẩu gỗ một cách toàn diện, công khai, minh bạch; tăng cường tính trách nhiệm giải trình trong cộng đồng doanh nghiệp, đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các quy định tại thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề. Muốn có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro; nếu không chấp nhận rủi ro, sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, rủi ro như một “luồng gió độc” đợi sẵn doanh nghiệp, là mối đe dọa đến sự thành công, thậm chí đến sự sống còn của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, đặc biệt đối với những doanh nghiệp xuất khẩu chưa có các biện pháp ngăn ngừa , kiểm soát rủi ro cụ thể.
Nhận dạng, phân tích, kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuất khẩu nói chung, rủi ro trong kinh doanh XK gỗ nói riêng luôn là đề thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gỗ. Vấn đề đặt ra là, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, thương mại điện tử, công tác quản lý rủi ro kinh doanh XK đã có những bước tiến như thế nào, đã thực sự hiệu quả và đáp ứng lòng mong đợi của doanh nghiệp ngành gỗ hay chưa?
Thông qua việc nghiên cứu một cách tổng quan và có hệ thống lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan và trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro xuất khẩu của Gỗ Trường Thành, luận văn rút ra một số kết luận sau:
Một là: Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh XK phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với toàn bộ hoạt động XK của các doanh nghiệp ngành gỗ cũng như các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XK của Chính phủ và các Bộ ngành. Các giải pháp đưa ra phải được áp dụng đồng bộ tại TTF hoặc giữa các doanh nghiệp cùng ngành, phải được sự hỗ trợ thống nhất của các cấp, bộ ngành có liên quan.
Hai là: Rủi ro trong hoạt động XK gỗ tập trung chủ yếu về các loại rủi
ro quản trị, rủi ro pháp lý, rủi ro về nguyên vật liệu, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro về lãi suất.
Ba là: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho hoạt động XK có nhiều nhưng
nguyên nhân chủ quan từ bản thân doanh nghiệp là chính. Đó là do năng lực tổ chức, điều hành, quản lý doanh nghiệp còn yếu kém; sai lầm từ chiến lược kinh doanh hay định vị thị trường; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả, cơ cấu nguồn vốn thiếu vững chắc dẫn tới kinh doanh kém hiệu quả… Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khách quan do chính sách thương mại, chính sách ngoại hối, tư vấn pháp lý từ phía Nhà nước và các cấp quản lý…
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân rủi ro, một hệ thống các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động XK tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành đã được đề xuất:
+ Một số giải pháp chính: Xây dựng các mô trình kiểm soát rủi ro nội bộ, sử dụng các công cụ kiểm soát rủi ro hiệu quả, chú trọng vào công tác tổ chức điều hành quản trị cho TTF nói riêng và các DN xuất khẩu gỗ nói chung. + Những giải pháp bổ trợ: tái cấu trúc doanh nghiệp TTF, đa dạng hóa thông tin, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường xuất khẩu, ngành hàng, đối tác ngoại thương, đào tạo và đào tạo lại các cán bộ XK, phối hợp với các cơ quan bộ ngành, tham gia tích cực hơn nữa vào các hiệp hội ngành nghề chế biến xuất khẩu gỗ…
Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và các hiệp hội ngành có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh XK gỗ nói chung.
Do đề tài lựa chọn nghiên cứu rộng và phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế và thiếu sót trong việc tìm hiểu thông tin; vậy nên chắc chắn dưới góc độ nào đó, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa từ phía các Thầy – Cô giáo, các nhà quản lý hay các doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Jonathan Reuvid (2014), Quản lý rủi ro kinh doanh, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
2. Trịnh Thị Phan Lan, Quản trị rủi ro tài chính trong các Doanh nghiệp Việt Nam , Tạp chí kinh tế (Tập 32 - Số 3 năm 2016), trang số 51-59.
3. Tô Xuân Phúc (2015), “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA”, Báo cáo nghiên cứu, Phòng thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI).
4. Nguyễn Thị Quy (2008), Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
5. Tập thể nhiều tác giả (2011), CEO và Quản trị rủi ro, Bộ sách cẩm
nang dành cho CEO, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Thu (2008), Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Anh Tuấn (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại
thương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 8. Đoàn Thị Hồng Vân (2007), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
Các luận văn cao học tham khảo
9. Nguyễn Hồng Hà (2006) “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Thương mại - Du lịch, Trường Đại Học Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Trần Thị Lệ Hoài (2013), Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu gạo của Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Nha Trang, Thành phố Khánh Hòa.
11. Trần Thị Bảo Quế (2012), Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Quan hệ kinh tế Quốc Tế, Trường ĐH Ngoại Thương, Thành phố Hà Nội.
Tiếng Anh
12. Chester Arthur William, Jr.Micheal L. Smith, Peter C. Young. (1998), Risk management and insurance, Boston, Mass. : Irwin/McGraw-Hill. 13. Robert L. Mathis, John H. Jackson (2005), Risk Management: Challenge and Opportunity, Springder Berlin Heidelberg New York. 14. William H. Beaver, George Parker, McGraw-Hill (1995), Risk Management: Problems & Solutions, Stanford University.
Website 15. www.custom.gov.vn 16. www.ikea.com 17. www.goviet.org.vn 18. www.moit.gov.vn 19. www.thuvienphapluat.vn 20. www.truongthanh.com 21. www.vietforest.org 22. www.vninvesting.wordpress.com.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Nhằm mục đích hỗ trợ nhà quản trị các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, góp