GÓP Ý DỰ THẢO
(chữ xanh có gạch chân là phần thêm vào; chữđỏ có gạch ngang là phần xóa bỏ)
GIẢI TRÌNH 8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thủ tướng, phó thủ tướng và các thành viên chính phủ;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
“Lấy phiếu tín nhiệm” là công việc bỏ phiếu hàng ngày của QH, không cần đưa vào. Cách viết cũ sẽ triệt tiêu mọi quyền lực của các nhánh khác, đưa QH trở thành “siêu quyền lực” (dễ dẫn đến các thành viên QH câu kết với nhau, bảo vệ lợi ích của nhau). Cách viết mới hạn chế quyền lực này của QH, QH không thể làm như vậy với chủ tịch nước
Nên gọi đúng tên của cuộc bỏ phiếu “khi có vấn đề” là bỏ phiếu “bất tín nhiệm”
QH lại được viết như một thực thể siêu quyền lực, không có sự chế ước lẫn nhau (nguyên tắc của tam quyền phân lập). Nên nhớ QH chỉ là các đại biểu của nhân dân, do dân bầu ra. Ở đây, QH lại có quyền chế ước cả Tòa án và VKS tối cao – các cơ quan tư pháp (trong khi 2 cơ quan này chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật). Theo cách viết cũ còn cả khi trái với nghị quyết của QH, vậy khi QH bị lũng đoạn, QH ra một nghị quyết còn đứng trên cả HP thì sao?? Lấy ai là người đối trọng với quyền lực của QH?? (Lại vô cùng chú ý khi 90% thành viên QH là Đảng viên, vậy QH là ý dân hay ý ĐCS???)
Cách viết này rất mù mờ, “các biện pháp đặc biệt khác” là biện pháp gì???? Ở đây như xuất hiện thêm một cái bẫy pháp lý nhằm có khả năng tước bỏ quyền công dân. Vd, QH làm nhiều điều sai trái nhưng chưa đến hạn bầu cử mới, nhân dân biểu tình phản đối trên diện rộng, QH cho chính quyền đàn áp nhân dân và gọi đó là “các biện pháp đặc biệt”?????
Tham khảo khoản 2 điều 54 trong “kiến nghị sửa đổi hiến pháp”