79, lý do phân tích nói ở điều
47GI Ả I TRÌNH XÓA B Ỏ
GÓP Ý DỰ THẢO
(chữ xanh có gạch chân là phần thêm vào; chữđỏ có gạch ngang là phần xóa bỏ)
GIẢI TRÌNH Điều 99 (sửa đổi, bổ sung Điều 109)
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Điều 100 (sửa đổi, bổ sung Điều 110)
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết
định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Lý do bỏ cụm “xã hội chủ
nghĩa” đã được nói đến ở điều 1
Xây dựng nhà nước tam
quyền phân lập là một sự tiến bộ trong lịch sử chính trị thế giới. Do vậy, cần xây dựng chính phủ trở thành cơ quan hành pháp, tách biệt khỏi các quyền lập pháp (của QH) và quyền tư pháp (của tòa án và viện kiểm sát). Đồng thời không để chính phủ trở thành cơ quan chấp hành của Quốc hội. Sẽ không thể có tam quyền phân lập khi tổ chức bộ máy nhà nước theo kiểu này. Viết cho cụ thể hơn về số lượng
phó thủ tướng chính phủ
Thực tế cho thấy “làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số” là một chế độ làm việc thiếu (vô) trách nhiệm. Lúc thành công, ai cũng được khen, nhưng lúc thất bại, trách nhiệm được đổ dồn hết người này đến người khác, mỗi người chỉ nhận một phần nhỏ trách nhiệm, do vậy, các hình thức kỷ luật khi thất bại chủ yếu xuề xòa, cả nể. Chính cơ chế hoạt động này gây tụt lùi đất nước.
Viết lại cho rõ nghĩa hơn do Chủ tịch nước có quyền lực về nhân sự đối với chính phủ. Loại bỏ hoàn toàn chế độ chịu trách nhiệm tập thể, các bộ trưởng, các thành viên chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình
48 GIẢI TRÌNH