Phép kết nối phải (Right Join)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.TS. Đặng Thị Thu Hiền (Trang 40 - 41)

MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

2.3.4.3. Phép kết nối phải (Right Join)

Vẫn với các quan hệ R, S; các thuộc tính A, B; và các bộ giá trị v, t, u, tNULL, uNULL được xác định như trên.

Phép kết nối phải hai quan hệ R với S trên các thuộc tính A và B với phép so sánh =, với giả thiết là giá trị cột R[A] có thể so sánh tương đương được với mỗi giá trị của cột S[B], được định nghĩa là:

R S ={v=(t,u)|(tR, uS và t.A u.B) hoặc (t = tNULL, uS, với t.A S[B])} nghĩa là, tất cả các bộ v có được nhờ cách đặt bộ giá trị của R và S xếp cạnh nhau

nếu chúng có giá trị giống nhau trên 2 thuộc tính kết nối, và các bộ NULL của R với các bộ của S, nếu không tìm được giá trị tương ứng của thuộc tính kết nối trên quan hệ R.

Ví dụ 2.24: Giả sử với các quan hệ R và S cùng các bộ giá trị của chúng được

xác định như trong ví dụ 2.22 nêu trên. Kết quả của phép kết nối phải R với S là quan hệ với các bộ giá trị sau:

R S = Q (A B C A D E F) 1 2 3 1 5 3 2 7 8 9 7 2 4 5 - - - 3 4 6 7

Ký hiệu dấu trừ (-) trong các thuộc tính của R được hiểu là giá trị không xác định (giá trị Null).

Dòng có giá trị tại thuộc tính A của S là 3 không tìm được giá trị của thuộc tính A tương ứng trong quan hệ R, do đó phần đầu của nó được để là không xác định. Qua bảng kết quả trình bày trên, chúng ta thấy ý nghĩa của phép toán này là nhằm xác định các bộ giá trị của quan hệ bên phải không có bộ giá trị tương ứng trong quan hệ phía bên trái.

A=B

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.TS. Đặng Thị Thu Hiền (Trang 40 - 41)