CÁC LỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC 1 Cách đặt tên đối tƣợng và các kiểu dữ liệu.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.TS. Đặng Thị Thu Hiền (Trang 55 - 56)

NGÔN NGỮ TRUY VẤN DỮ LIỆU

3.6. CÁC LỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC 1 Cách đặt tên đối tƣợng và các kiểu dữ liệu.

3.6.1. Cách đặt tên đối tƣợng và các kiểu dữ liệu.

Cách đặt tên

SQL chuẩn hoá (86, 89, 92, 96) đều quy định cách đặt tên các đối tượng như tên bảng, tên cột của bảng tên View, tên ràng buộc toàn vẹn… (gọi chung là định danh – Identifier) như sau:

Tên gọi gồm tối đa 32 ký tự chữ cái Latinh, chữ số Arập và dấu gạch chân (Underscore) và phải bắt đầu bằng một chữ cái Latinh hoặc dấu gạch chân. Tuyệt đối không chứa khoảng trắng hay ký tự chữ cái không phải là Latinh như tiếng Việt chẳng hạn. Chữ in hoa hay chữ thường đều được xem là như nhau. Tên bảng phải là duy nhất trong CSDL và tên bảng trung gian, và không trùng với bất cứ từ khoá nào trong ngôn ngữ quản trị CSDL.

Tên cột của một bảng là khác nhau, nhưng chúng có thể giống nhau nếu chúng nằm trong các bảng khác nhau.

Tuy nhiên phiên bản mới của một số hệ quản trị CSDL cho phép đặt tên có dấu cách, nhưng khi thao tác phải bao bởi cặp dấu ngoặc vuông []

Các kiểu dữ liệu

Char (w) Kiểu ký tự với kích thước cố định. Chiều dài của giá trị dữ liệu luôn luôn là w ký tự. Kích thước tối thiểu là 1 và tối đa là 255

ký tự.

Varchar (w) Kiểu ký tự với kích thước thay đổi từ 0 đến 2000 ký tự. Int/integer Số nguyên

Smallint/byte Số nguyên nhỏ

Numberic(w,s) Số thực gồm w chữ số kể cả dấu chấm và s chữ số thập phân. Real,Double Số thực dấu phảy động

Date Kiểu dữ liệu ngày tháng năm Time Kiểu giờ, phút giây

Logical Kiểu dữ liệu lôgic 1 byte có giá trị hoặc đúng (True), hoặc sai (False).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.TS. Đặng Thị Thu Hiền (Trang 55 - 56)