Thiết bị in độc lập với phần mềm

Một phần của tài liệu GS1 DataMatrix. Giới thiệu và khái quát kỹ thuật về phương pháp mã hình tiên tiến nhất dùng cùng với các số phân định ứng dụng GS1. (Trang 28 - 31)

3. Kỹ thuật ghi nhãn hình mã

3.1.1 Thiết bị in độc lập với phần mềm

Về nguyên tắc, loại phần mềm này có thể sử dụng với bất kỳ thiết bị in nào, hoặc đồng thời với một số loại khác nhau.

Nó tạo ra thông tin cần phải in và chuyển tới máy in bằng cách: • gửi thông điệp về file in tới máy in, hoặc là,

• tạo một ảnh có thể tái tạo được

3.1.2 Phần mềm kèm thiết bị in

Loại phần mềm này được đặc trưng bởi một thiết bị in có sẵn một mạch lô-gic nội bộ trực tiếp tạo ra hình mã GS1 DataMatrix cần in.

Điều này rất có ích khi dữ liệu được chứa và/hoặc cỡ và dạng hình mã cần in khác nhau từ sản phẩm này đến sản phẩm khác. Thực vậy, thời gian máy tính có thể được giảm thiểu bằng cách dùng phần mềm tích hợp với thiết bị in, ví dụ, có thiết bị phát số đơn nhất cho mỗi sản phẩm (ví dụ, số sê-ri).

3.1.3 Chọn đúng phần mềm

Chọn lựa đúng phần mềm là để đáp ứng những nhu cầu công việc riêng biệt. Nói chung phần mềm phải có khả năng tạo ra hình mã GS1 DataMatrix hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 16022. Thông thường khó khăn là lập trình cho FNC1 ở vị trí đầu tiên vì mỗi nhà cung cấp phầm mềm có (hoặc không có) phát triển phương pháp riêng của mình để mã hóa đúng trong dạng ASCII 232. Cần đảm bảo phần mềm có tính năng này. Phần mềm cũng phải có các tính năng cụ thể:

Nhiều chương trình phần mềm tốt cung cấp một ‘wizard’ (thuật sỹ) trợ giúp kiểm tra và tự động mã hóa dữ liệu theo đúng các tiêu chuẩn GS1 (tức là, các số phân định ứng dụng, các dạng dữ liệu, số kiểm tra v.v...).

3.2 Các công nghệ ghi nhãn hình mã

Phần này chỉ tập trung vào các công nghệ có thể được dùng theo lệnh (on-demand): nghĩa là các hệ thống có thể mã hóa thông tin một cách năng động như số batch hoặc số se-ri chẳng hạn. Do đó nó không nói tỉ mỉ các kỹ thuật thông thường khác như in ôp- xet hoặc in trục mềm là những công nghệ tuyệt vời để in thông tin tĩnh (ví dụ, số phân định sản phẩm).

Các công nghệ ghi nhãn hình mã thích hợp nhất để in GS1 DataMatrix là: • Truyền nhiệt (Thermal transfer)

• In phun mực (Inkjet)

• Khắc bằng la-ze (Laser etch)

• Ghi nhãn trực tiêp trên chi tiết (búa chẩm, khắc v.v...)

… lựa chọn đúng chủ yếu theo hướng có sẵn hỗ trợ vật liệu và đáp ứng chính xác các yêu cầu công việc.

Đặc biệt chú ý khi quy định cỡ tối thiểu của kích thước X và khả năng của bề mặt in hỗ trợ nó. Cỡ mục tiêu của kích thước X là một nội dung quan trọng cần nghiên cứu khi chọn hệ thống in.

3.2.1 Truyền nhiệt

In truyền nhiệt có lẽ là một công nghệ in được dùng rộng rãi nhất để in các nhãn mã vạch theo lệnh (on-demand). Công nghệ này làm việc thông qua nhiệt được truyền vào một băng (ribbon) (một dải băng được phủ một lớp mực thiết kế đặc biệt) sau đó lại chuyển ảnh vào nhãn. Có thể đạt dược chất lượng mã vạch rất cao nếu vật liệu in nhãn hoàn toàn phù hợp với băng in.

Do vậy việc lựa chọn băng được quyết định bởi: • Nền – khả năng hút mực và tính mềm dẻo của nó, • Hệ thống ghi nhãn – cấu hình đầu in và tốc độ in

Độ phân giải thông thường của in truyền nhiệt trong khoảng từ 100 đến 600 dpi (dots per inch - chấm trên inch).

Có rất nhiều loại băng truyền nhiệt, điều quan trọng là phải chọn đúng băng cho máy in. Chất lượng in còn phụ thuộc vào năng lượng nhiệt, tốc độ và áp lực in.

Chất lượng hình mã phải được kiểm tra thường xuyên. Một trong những vấn đề chính đối với in truyền nhiệt là rủi ro do “cháy đầu in” khi ấy một trong các phần tử nhiệt ngừng làm việc và tạo thành những khoảng hở.

3.2.2 Phun mực

Phun mực là quá trình in không đòi hỏi có sự tiếp xúc giữa máy in và bề mặt in. Công nghệ này làm việc theo nguyên tắc đẩy những giọt mực rất nhỏ vào bề mặt để tạo ra hình mã. Có hai loại máy in phun mực chính:

Phun mực liên tục: Mộtbơm áp lực cao tạo ra một dòng giọt nhỏ mực liên tục nhằm vào một trường tĩnh điện. Nó tạo ra một điện tích tĩnh điện khác nhau được điều khiển, nó quyết định giọt mực phải được in trên bề mặt in hoặc là phải tái chế.(để một vùng sáng).

Nhỏ giọt theo lệnh: Máy in loại này chỉ dùng các giọt mực cần để in. Nó đặc biệt phù hợp cho in độ phân giải cao.

Đầu in cần đặt gần bề mặt (một số sản phẩm có thể in ở khoảng cách đến 20 mm) nó thích hợp để in trên các bề mặt và phương tiện khác nhau.

In phun mực thường in các cạnh có dạng không đều. Điều này do sự hấp thụ của bề mặt và hình dáng không đều của các giọt mực đơn lẻ. Khi in trên một bề mặt phù hợp và sử dụng máy in có độ phân giải cao và mực khô nhanh thì có thể đạt được hình mã chất lượng tốt. Nếu máy in phun mực không giữ được các thông số vận hành như nhà sản xuất yêu cầu thì có thể gây ra các vấn đề về chất lượng.

Cần đặc biệt quan tâm đến tốc độ di chuyển của bề mặt in so với đầu in. Cần có độ chính xác để đảm bảo các hình mã có chất lượng.

Ví dụ: Một GS1 DataMatrix được in bằng máy in phun liên tục :

Hình 3.2.2-1 GS1 DataMatrix được in bằng máy in phun

Khắc laser (Laser etch) hoặc đục bằng laser (laser engraving) là sử dụng chùm tia laser được điều khiển chính xác để khắc hoặc ghi dấu mã vạch trên sản phẩm. Năng lượng laser tập trung cao đốt hoặc khắc hình mã và nó cần có một computer dùng một loạt các gương và thấu kính để hội tụ chùm laser này. Quá trình này cho phép ghi nhãn sản phẩm trực tiếp và vĩnh viễn nhưng chỉ phù hợp với các vật liệu “có thể khắc bằng laser”. Năng lượng của laser cần dựa vào khối lượng in và tốc độ in. Năng lượng này cũng phải phù hợp với bề mặt in và thông thường trong khoảng từ 10 đến 100 oát.

Ví dụ: Một GS1 DataMatrix được in bằng laser:

Figure 3.2.3-1 Hình mãGS1 DataMatrix in bằng laser

Một phần của tài liệu GS1 DataMatrix. Giới thiệu và khái quát kỹ thuật về phương pháp mã hình tiên tiến nhất dùng cùng với các số phân định ứng dụng GS1. (Trang 28 - 31)