3. Kỹ thuật ghi nhãn hình mã
3.7 Khuyến nghị khi xây dựng các tiêu chuẩn ứng dụng
• Bước sóng ánh sáng sử dụng là bao nhiêu? Quy định kỹ thuật chung GS1 yêu cầu 670 nm ± 10 nm.
• Khẩu độ đo có sẵn/là bao nhiêu.
• Dạng kết quả ra có sẵn là gì (ví dụ., LEDs, hiển thị, in ra chi tiết, nối với PC v.v....)? • Nó có thể thực hiện quét trung bình không (để phù hợp yêu cầu quét 5 lần)?
• Cần tránh tính năng logic mờ (Fuzzy logic) trong các máy kiểm định. Có một số máy quét sử dụng logic mờ cố gắng đọc các mã vạch chất lượng kém, cần phải tránh tính năng này trong các thiết bị kiểm định bởi vì mục tiêu của ta là nâng cao chất lượng mã vạch.
• Những yêu cầu của nhà sản xuất về kiểm tra và tái hiệu chuẩn.
Tính độc lập của thiết bị kiểm định sử dụng, những nghiên cứu rộng cho thấy nhân viên vận hành máy kiểm định cần được đào tạo tốt. Hơn nữa, để đạt được kết quả nhất quán, máy kiểm định cần được hiệu chuẩn thường xuyên bằng cách sử dụng Thẻ thử đã hiệu chuẩn theo đúng GS1 dành cho GS1 Data Matrix, theo các khuyến nghị của nhà sản xuất.
3.7 Khuyến nghị khi xây dựng các tiêu chuẩn ứng dụng dụng
Bất kỳ tiêu chuẩn ứng dụng nào dành cho GS1 Data Matrix cần phải quy định rõ các yêu cầu về chất lượng in có thể đạt được và đo được một cách độc lập. Người dùng tiêu chuẩn ứng dụng này có thể lựa chọn công nghệ in dựa trên các yêu cầu chất lượng in đã công bố.
Về chất lượng in, tối thiểu, tiêu chuẩn ứng dụng phải quy định:
• Phương pháp luận đo chất lượng in. Đối với GS1, tiêu chuẩn ISO/IEC 15415 được coi là phương pháp luận thực tế (de facto-không chính thức)
• Cấp chất lượng in tối thiểu mà phương pháp đó sử dụng. Ví dụ, cấp 1.5 theo ISO/IEC 15415
• Tùy theo các tiêu chuẩn ứng dụng chính xác, nó có thể gồm: Ŧ Hướng dẫn về vị trí hình mã
Ŧ Các kích thước X tối thiểu và tối đa
Ŧ Quá trình in sử dụng để tạo hình mã (ví dụ, các nhãn in có thể tạo ra hình mã hoàn hảo nhưng không phù hợp với các sản phẩm cần phải thanh trùng bằng nhiệt)