Lựa chọn máy quét

Một phần của tài liệu GS1 DataMatrix. Giới thiệu và khái quát kỹ thuật về phương pháp mã hình tiên tiến nhất dùng cùng với các số phân định ứng dụng GS1. (Trang 48 - 50)

4. Đọc và giải mã DataMatrix ECC 200

4.2.2 Lựa chọn máy quét

GS1 thường nhận được yêu cầu về tư vấn lựa chọn thiết bị. Một số nhà cung cấp đã có những thiết bị quét tuyệt vời trên thị trường. Nhưng, GS1 là tổ chức công bằng về thương mại nên không thể ưu tiên một nhà cung cấp nào. Giống như bất kỳ thị trường nào, các sản phẩm khác nhau đều có các mặt mạnh và yếu khác nhau. Lựa chọn một máy quét nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả, môi trường làm việc,v.v...Nhưng có hai yếu tố thực sự ảnh hưởng tới chất lượng:

1. Phần mềm xử lý ảnh và giải mã,

2. Các hệ quang học và cảm biến (sensor).

4.2.2.1 Xử lý ảnh và giải mã

Hoạt động nội bộ chính xác của một hệ thống quét và giải mã dùng trong một máy quét cụ thể thường là thông tin nhạy cảm về thương mại. Các công ty chỉ công bố khả năng của một máy quét. Nhưng nói chung phần mềm giải mã phải phù hợp với thuật toán giải mã. Chất lượng của ảnh nhận được sẽ được quyết định một phần bởi độ phân giải của thiết bị và một số nhà chế tạo đã dùng thuật toán xử lý “tháo vát” (aggressive), dùng lô-gic mờ, để cố gắng đọc các ảnh hay hình mã bị hỏng. Cần chú ý rằng, hình mã chất lượng cao chẳng những để có tỷ lệ đọc tốt với bất kỳ máy quét nào mà còn để chống lại việc đọc sót từ các máy quét quá “tháo vát”.

4.2.2.2 Khả năng lập trình máy quét

Nhiều máy quét hiên đại có thể lập trình tương đối đơn giản theo các tính năng có thể và không thể. Hướng dẫn của nhà chế tạo thường cho phép điều chỉnh các đặc trưng của máy quét như :

• Các công nghệ mã hình cần phải đọc

• Giao thức liên lạc (ví dụ, sử dụng các số phân định phương pháp mã hình) • v.v....

Nhà chế tạo cũng có thể cung cấp các tính năng để giải quyết các ký tự không in, ví dụ như, ký tự tách nhóm, điều này rất quan trọng để giải mã các thông điệp chứa dữ liệu chiều dài thay đổi.

4.2.2.3 Quang học và cảm biến

Giống như các camera số hóa (digital camera), chất lượng ảnh đạt được phụ thuộc vào một số yếu tố. Số ảnh điểm (pixel), dù rằng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Sự thực thì cảm biến (sensor) có khả năng giải quyết một số nhất định các ảnh điểm và, nói rộng ra, số pixel càng lớn xác định ảnh càng tốt. Máy quét cũng sử dụng các thấu kính (ống kính). Tiêu cự không quy định, và một số đọc tốt ở xa và một số khác lại đọc tốt ở gần. Nói rộng ra, các máy quét tiêu cự ngắn đọc mã vạch rất nhỏ tôt, các máy quét tiêu cự lớn sẽ đọc tốt các mã lớn.

Chiều sâu của trường cũng là một yếu tố quan trọng. Các nhà chế tạo thường cho thấy các khoảng cách đọc khác nhau mà thiết bị có thể đạt được dựa trên kích thước X sử dụng.

Hình 4.2.2.3-1 Khoảng cách đọc và chiều sâu của một máy quét

Chú thích Hình 4.2.2.3-1:

Tiêng Anh trong hình Nghĩa tiếng Việt

Note: Typical performence at 68oF (20 C) on high quality symbols

Chú thích: Tính năng điển hình tại 68oF (20oC) trên hình mã chất lượng cao

Top of Scanner Đỉnh của máy quét

Width of Field Độ rộng của trường

Depth of Field Độ sâu của trường

Sơ đồ trên cho thấy khoảng cách đọc và chiều sâu của trường một cách điển hình. Nhưng các yếu tố quan trọng cũng gồm cả loại hình mã, kích thược X chính xác, và chất lượng in của hình mã.

Khi máy quét ở vị trí cố định, nó sẽ được đặt ở khoảng cách phù hợp mà nó phải đọc. Đối với máy quét cầm tay, người vận hành có thể dễ dàng điều chỉnh khoảng cách quét để quét được.

Một phần của tài liệu GS1 DataMatrix. Giới thiệu và khái quát kỹ thuật về phương pháp mã hình tiên tiến nhất dùng cùng với các số phân định ứng dụng GS1. (Trang 48 - 50)