Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án

Một phần của tài liệu Bài Tập Lớn Lập Và Quản Lý Dự Án Đầu Tư (Trang 53 - 57)

1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án : 1000,25 tỷ đồng +) Vốn huy động (tự có) : 299,58 tỷ đồng

+) Vốn vay : 700,67 tỷ đồng STT Cấu trúc vốn (1.000 đồng) 1 Vốn tự có (huy động) 300 2 Vốn vay 700 Tỷ trọng vốn vay 70.049 % Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 29.951 %

Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn sau:

- Thu từ hoạt động giữ xe ô tô, giữ xe máy ban ngày và qua đêm, dịch vụ sửa, rửa xe

- Thu từ việc tiến hành cho thuê mặt bằng mở nhà ăn sinh viên, mở phòng tập gym, mở phòng ngồi thiền, tập yoga cho sinh viên, mở thư viện, mở tạp hóa, mở khu giặt đồ nhanh, dịch vụ cắt tóc, và quán photo ở khu kí túc xá

- Thu từ việc cho thuê mặt bằng mở quán café, quán hàng hóa thiết yếu, quán photo, quán giặt đồ nhanh, phòng tập thể thao ở khu công vụ của giáo viên - Vì sân KTX là khu thể dục của sinh viên KTQD, phục vụ chon nhu cầu học tập

của sinh viên nên sẽ trích từ 1 khoản từ học phí của sinh viên để đầu tư các thiết bị như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, sân bóng, lưới tập,,,

- Khu KTX sẽ thu từ hoạt động cho sinh viên thuê phòng theo quy định 1 lần thu chi phí ở 6 tháng, tiền điện, nước, wifi

Dự kiến đầu vào của dự án

Các chi phí đầu vào của

1 Thuế TNDN 2% Bảng tính

2 Chi phí vận hành hoạt động 5% Doanh thu

3 Qũy lương hàng năm 10% Doanh thu

4 Chi phí khác (BH, Tài sản) 2% Doanh thu 5 Chi phí sửa chữa thường xuyên 7% /KHCB

6 Chi phí sửa chữa lớn 7% /KHCB

7

Chi phí lương BHXH, BHYT

19 %

Qũy lương

8 Chi phí khác ( điện, nước,,) 2% Doanh thu

2. Phương án vay

- Số tiền : 700,67 tỷ đồng

- Thời hạn: 10 năm ( 120 tháng ) - Ân hạn : 2 năm

- Lãi suất, phí: Khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 7%/năm

- Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản bảo đảm bằng vốn vay Lãi vay, hình thức trả nợ gốc

1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm

2 Lãi suất vay cố định 7% /năm

3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 7% /năm

4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 7% /năm

5 Hình thức trả nợ 3

(1:trả gốc đều; 2:trả gốc và lãi đều;3:theo năng lực của dự án)

3. Các thông số tài chính của dự án

3.1 Kế hoạch hoàn trả vốn vay

Kết thúc năm thứ 2 khi có nguồn thu là phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế.Theo phân tích tính toán của dự án, dùng toàn bộ nguồn lợi nhuận sau thuế để tiến hành trả nợ và đến năm thứ 10 là dự án trả nợ xong toàn bộ nguồn vốn vay

3.2 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,599 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,599 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 11 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 10 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 9 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Pip =

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,106 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,106 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7%)

O = - P +

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10. Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 6 tháng tính từ ngày hoạt động

3.4 Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)

NPV = -P +

Trong đó:

+) P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất +) CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao

Hệ số chiết khấu mong muốn 7%/năm

Theo bảng phụ lục tính toán NPV =1176.000.000.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 15 năm hoạt động của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 1176.000.000.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 23,7% > 7% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời

3.6 Phân tích lợi ích chi phí (B/C)

B/C =

Trong đó:

Bi: Thu nhập/lợi ích tại năm i Ci: Chi phí tại năm i

r: Tỷ suất chiết khấu n: Số năm thực hiện dự án

Hệ số chiết khấu mong muốn 7%/năm

Theo bảng phụ lục tính toán B/C = 2,65 ở năm thứ 10 . Ta thấy B/C >1  Chấp nhận dự án

Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng, giảm chi phí (chi tiết trong bảng excel) NPV và IRR nhạy cảm với chi phí đầu tư. Khi giảm hay tăng chi phí lên 5%, 8% hay 11% thì dự án vẫn khả thi về mặt tài chính

Một phần của tài liệu Bài Tập Lớn Lập Và Quản Lý Dự Án Đầu Tư (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w