- Thứ nhất, Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có số lượng công trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành công trình, hạng mục công trình ...)
Ưu điểm: là cho phép cung cấp kịp thời số liệu về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ thực hiện.
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là tổng giá thành của một công trình, hạng mục công trình đó.
Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, thì giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định như sau: Công thức [2.3]
Giá thành thực tế của khối lượng hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế tính riêng cho từng hạng mục công trình. Công thức [2.4]:
Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình =
Giá dự toán của hạng mục công trình x Hệ số phân bổ giá thành thực tế Trong đó: Hệ số phân bổ giá thành thực tế =
Tổng chi phí thực tế của cả công trình
Tổng giá trị dự toán của tất cả hạng mục công trình - Thứ hai, Phương pháp tính theo đơn đặt hàng
Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất kinh doanh đơn chiếc, công việc sản xuất kinh doanh thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo
phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.
Nhược điểm: việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo.
- Thứ ba, Phương pháp tính giá thành theo định mức
Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện phương pháp tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Trước hếtphải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch với định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này kịp thời, đề ra biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Khi có sự thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức của số liệu sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kỳ trước (nếu có). Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch do thay đổi định mức được tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức [2.5]:
Giá thành thực tế = Giá thành định mức + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch thực tế so với định mức
2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kếtoán quản trị toán quản trị