LÂM SAØNG VAØ TIÊN LƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 7 potx (Trang 42 - 43)

1. Viêm gan mạn thể tồn tại:

 Về lâm sàng:

Không có biểu hiện lâm sàng của suy tế bào gan (suy nhược cơ thể, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm ít), gan bình thương hay hơi lớn.

 Về sinh học:

Bilirubin huyết tương bình thường hoặc tăng nhẹ, men transaminase cao dưới 5 lần so với triệu chứng bình thường, gamma globulin bình thường hoặc rất cao.

 Về miễn dịch:

Không có kháng thể kháng mô nhưng có thể tìm thấy được HbsAg, HbcAg, Anti HBC

 Về mô học:

Các cấu trúc thùy gan bình thường, chỉ có xâm nhập của những tế bào đơn nhân nơi khoảng cửa, không có hiện tượng hoại tử hay xơ hóa

Viêm gan mạn thể tồn tại thường có tiên lượng tốt nhưng luôn luôn phải kiểm tra sinh hoá thường xuyên.

2. Viêm gan mạn thể tấn công

 Về lâm sàng:

Thường nhất chỉ phát hiện suy nhược cơ thể hay có kèm theo vàng da, vàng mắt, gan lách to và các dấu hiệu suy tế bào gan (sao mạch, đỏ lòng bàn tay, đôi khi có cổ trướng…) và/ hoặc có biểu hiện ngoài da.

 Về sinh học:

Bilirubin tăng cao, chủ yếu là IgG, hiện diện của HbsAg, HbeAg, kháng thể kháng cơ trơn, kháng thể kháng ty lạp thể, tế bào Hargraves…

 Về tế bào học:

Thâm nhập các tế bào viêm mãn vào các khoảng cửa và liên thùy, hoại tử tế bào gan từng mảng, hiện tượng hoại tử cầu nối xâm nhập vào bên trong các thuỳ gan.

Đa số viêm gan mạn thể tấn công thường dẫn đến xơ gan. Bệnh có thể tiến triển nhiều năm không có triệu chứng, các xét nghiệm CLS chỉ có những thay đổi nhẹ. Cho đến một ngày nào xuất hiện các biến chứng của xơ gan (xuất huyết tiêu hóa, cổ trướng, hôn mê…)

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 7 potx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)