NGUYÊN NHÂN:

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 7 potx (Trang 47 - 52)

1. Stress: Sau mổ

Đa chấn thương Phỏng nặng

Suy thận cấp, suy hô hấp cấp Nhiễm trùng huyết

Sau mổ sọ não

Cơ chế: do tăng acit clohydric HCl(mổ sọ não) hay do thiếu máu cục bộ, co mạch... làm sức đềà kháng của thành dạ dày giảm, ion H+ khuếch tán ngược vào.

2. Thuốc: Aspirine Corticoides

Kháng viêm không phải steroide (NSAIDs) hay Vài hóatrị liệu chống ung thư

3. Rượu làm co mạch ( 1g/1kg trọng lượng) 4. Vi trùng và siêu vi :

Helicobacter pylori E. C oli

Staphylococcus

Shigella trong ngộ độc thức ăn. Thương tổn dạ dày thường kèm theo thương tổn ruột.

5. Các nguyên nhân hiếm:

Dị ứng, viêm dạ dày tăng éosinophile

Viêm dạ dày do các chất ăn mòn [Acide,kiềm mạnh] do tự tử hay sơ suất uống nhầm

Viêm dạ dày sau chiếu xạ.

II. LÂM SAØNG

1. Đau cấp vùng thượng vị dữ dội như đốt, gia tăng sau ăn và uống, kèm ói 2. Xuất huyết trong 20-30% trường hợp: oÙi ra máu, đi cầu phân đỏ hay đen. 3. Sốt, tiêu chảy...

Viêm dạ dày cấp do Helicobacter pylori được mô tả ở người tình nguyện tự gây nhiễm với HP hay do nội soi không vô trùng triệt để. Triệâu chứng bao gồm đau cấp thượng vị, buồn nôn và nôn không có chất chua và không sốt kèm những thay đổi viêm cấp trên mẫu sinh thiết dạ dày. Các bệnh nhân khác có thể không có triệu chứng hay chỉ có dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng…

III. CHẨN ĐOÁN

Diễn tiến thường nhanh, tổn thương có thể biến mất trong vài ngày nên đôi khi nội soi không còn thấy, trong khi sinh thiết còn có tổn thương. Nội soi cho thấy phù nề, loét nông, cấp với 4 giai đoạn:

niêm mạc tím loét nông

loét sâu không chảy máu và loét chảy máu.

Thường tổn thương nhiều chỗ với đủ các giai đoạn xen kẽ.

IV. ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng với Antacide

Anti H 2

Ức chế bơm proton (PPI)

Rửa dạ dày, truyền máu nếu cần.

Phòng ngừa loét do stress trong các hồi sức bệnh nặng với Antacide, Cimétidine, hay ức chế bơm proton như Omeprazole hay Pantoprazole

Nuôi dưỡng đủ bằng đường tĩnh mạch và chữa sốc nhanh không để kéo dài. Ngưng các thuốc gây loét như kháng viêm không steroide (KVKS) hay thay thế KVKS bằng nhóm ức chế men COX-2 chọn lọc

VIÊM DẠ DAØY MÃN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đau sớm sau ăn là triệu chứng chính thường gặp nhất: đau âm ỉ, nhưng cũng có khi đau dữ dội, đau sau khi ăn các thức ăn cay, chua, không có tính chu kỳ

Triệu chứng kèm: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, kém ăn, có thể có thiếu máu và suy sụp thể trạng.

Các triệu chứng thường không đặc hiệu và phần lớn các bệnh nhân có các triệu chứng này thường có thể thuộc nhóm rối loạn chức năng dạ dày, khó tiêu. Chẩn đoán chắn chắn dựa trên nội soi và sinh thiết. Về tổn thương, cơ thể bệnh, ta

phân biệt:

1. Viêm teo dạ dày

- Viêm dạ dày kiểu typ A ở vùng phình vị, không có viêm hang vị, ít gặp với teo niêm mạc dạ dày, dịch vị không có axit, nồng độ gastrin cao với các kháng thể kháng tế bào thành; bệnh nhân có các biểu hiện ngoài dạ dày của bệnh Biermer mà cơ chế sinh bệnh có tính cách tự miễn: tiêu chảy, thiếu máu, tê chân tay, rối loạn cảm giác sâu.

- Nghiệm pháp Schilling cho thấy sự hấp thụ vitamin B12 giảm. Điều trị vitamin B12 1000 gamma/ 1 ngày. Nguy cơ ung thư hóa cao gấp 4 lần.

2. Viêm dạ dày mãn typ B

Trong đó viêm nhiều ổ ở phình vị và viêm hang vị, nồng độ gastrin trong máu bình thường, nồng độ axit HCl trong dịch dạ dày giảm, không có yếu tố bệnh tự miễn, nguyên nhân thường là do hồi lưu tá tràng dạ dày, đưa mật lên dạ dày

3. Viêm phì đại. Bệnh Ménétrier 4. Viêm nông 4. Viêm nông

Nguyên nhân của viêm dạ dày mãn còn chưa được biết nhiều. Các yếu tố gây bệnh có thể là:

a. Tuổi tác: càng già tỉ lệ viêm dạ dày càng cao

b. Yếu tố di truyền: HLA A3 B7 trong viêm dạ dày typ A

HLA A1 B8 trong viêm dạ dày typ

B

c. Yếu tố nội tiết. Viêm dạ dày gặp trong:

- Suy tuyến giáp phù niêm, viêm tuyến giáp Hashimoto

- Cường giáp

- Tiểu đường

- Bệnh Addison

d. Ứ dịch dạ dày hay là hồi lưu tá tràng dạ dày e. Yếu tố tự miễn

f. Rượu, thuốc lá, thức ăn quá nóng hay quá cứng. Nhiễm Campylobacter pyloli

Nguy cơ ung thư hóa cao nên cần phải theo dõi định kỳ, soi dạ dày kiểm tra để phát hiện kịp thời loét hay ung thư.

LOÉT DẠ DAØY TÁ TRAØNG

A. ĐẠi CƯƠNG

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh thường gặp trong bệnh lý nội khoa với tỉ lệ từ 10 -14%. Ở ta, bệnh gặp trong 1-2% dân số; ở Âu Mỹ nơi có phương tiện chẩn đoán và hệ thống theo dõi tốt, tỉ lệ này có nơi lên đến 10% dân số. Thật ra con số chính xác biết rất khó vì phương tiện chẩn đoán chính xác nhất là nội soi dạ dày tá tràng không phải nơi nào cũng có, mặt khác, bệnh được chữa ở nhiều nguồn khác nhau, chúng ta chỉ được biết chính xác số đến bệnh viện mà thôi cũng như có đến 20% bệnh nhân loét không có triệu chứng.

Từ 10 năm qua, với sự xuất hiện các thuốc có hiệu quả cũng như các điều trị nhắm vào bệnh căn, số bệnh nhân nằm bệnh viện càng ngày càng giãm ổ các nước Aâu Mỹ.

Bệnh gặp gặp ở đàn ông nhiều gấp 3 đến 10 lần ở đàn bà, hiện nay tỉ lệ này có xu hướng giảm dần. Lứa tuổi thường gặp từ 30 đến 50; loét tá tràng thường gặp nhiều nhất, 3 đến 4 lần nhiều hơn loét dạ dày.

B. CƠ THỂ BỆNH HỌC . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đoạn đầu tá tràng, hành tá tràng là nơi thường gặp loét nhất. Ổ loét có hình tròn hay bầu dục hay hình khe dài (linéaire), đường kính từ vài mm đến vài cm, ăn sâu qua lớp cơ, đây là điểm để phân biệt ổ loét Cruveilhier với các loét nông, chợt chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Trong 95% trường hợp, chỉ có 1 ổ loét độc nhất ở hành tá tràng hay ở dạ dày (bờ cong nhỏ hay hang vị) nhưng có khi có đồng lúc 2 ổ loét nằm đối nhau ở dạ dày (''kissing ulcer') hay 1 ở dạ dày,1 ở tá tràng . Tổn thương viêm thường phối hợp, lan tỏa hay quanh ổ loét. Loét tá tràng không thoái hóa thành ung thư trong khi nguy cơ ung thư hóa cao trong loét dạ dày.Với kỹ thuật nhuộm đặc biệt có thể thấy được sự hiện diện của Hélicobacter pylori ở quanh ổ loét hay trong vùng viêm trong 85-90% trường hợp loét dạ dày tá tràng. Tỉ lệ này thấp hơn trong viêm dạ dày.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 7 potx (Trang 47 - 52)