III. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán
2. Đối với doanh nghiệp
Thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn, những bất ổn trong giá cả hàng hoá và các biến số tài chính ngày càng thay đổi theo những chiều hướng khó coa thể dự báo được. Trong thời gian vừa qua, tình hình giá cả biến động đến khôn lường.
Giá vàng, giá dầu liên tục tăng vượt cả dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Tiếp theo đó là giá xăng dầu, giá điện, giá nguyên vật liệu... làm cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước phải lao đao. Những bất ổn này càng gia tăng dẫn đến những thay đổi xấu đi trong kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, để hạn chế những tác động xấu của thị trường, ngoài việc chờ đợi những động thái can thiệp của Chính phủ, các doanh nghiệp cần phải hướng đến một phương pháp quản lý rủi ro chủ động cho bản thân mình.
Thứ nhất: Doanh nghiệp cần nắm bắt được cấu trúc của một quá trình
quản trị rủi ro bao gồm:
• Nhận diện rủi ro: Các doanh nghiệp cần nhận diện được mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu thông qua tính toán độ nhạy cảm.
• Phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ. Các doanh nghiệp phải xác định là mình đang sử dụng các công cụ phái sinh để thực hiện quản trị rủi ro chứ không phải là đầu cơ vì đầu cơ sẽ có khả năng tạo ra thêm những rủi ro mới.
• Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro trên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro.
Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro đôi khi khiến nhà quản trị lưỡng lự khi quyết định thực hiện quản trị rủi ro vì một số chiến lược quản trị rủi ro là rất tốn kém. Đây là một trong những lý do chính khi các doanh nghiệp Việt Nam không muốn sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chi phí quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro cần phải xem xét chúng trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện quản trị rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiềm ẩn này là tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp phải gánh chịu nếu các yếu tố thị trường như lãi suất hay tỷ giá hối đoái dao động theo chiều hướng xấu. Trong những trường hợp này, chi phí quản trị rủi ro phải đựơc đánh giá giống như phương thức đánh giá chi phí của một hợp đồng bảo hiểm ( so với khoản tổn thất tiềm năng).
• Sử dụng phương thức đánh giá đúng đắn để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Chìa khoá để đánh giá một cách chính xác được hiệu quả của tất cả các giao dịch phái sinh, kể cả quản trị rủi ro nằm ở chỗ thiết lập các mục tiêu hợp lý ngay từ ban đầu.
• Chương trình quản trị rủi ro không nên dựa vào quan điểm thị trường của nhà quản trị. Nhiều nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp cố gắng xây dựng các nghiệp vụ quản trị rủi ro dựa trên quan điểm của họ về lãi suất, tỷ giá hối đoái hay một số nhân tố thị trường khác. Tuy nhiên, chỉ có thể có đựơc các quyết định quản trị rủi ro hiệu quả nhất khi các nhà quản trị rủi ro công nhận rằng những chuyển động của thị trường là không thể dự đoán trước được. Nghiệp vụ quản trị rủi ro cần luôn luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro chứ không nên thực hiện theo hướng chuyển động của giá cả thị trường.
• Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro. Yếu tố cuối cùng cản trở nhiều nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp không thực hiện quản trị rủi ro là việc thiếu hiểu biết về các sản phẩm phái sinh.
• Thiết lập hệ thống kiểm soát. Cũng như tất cả những hoạt động tài chính khác, chương trình quản trị rủi ro cần có một hệ thống các chính sách nội bộ, các quy trình và công cụ kiểm soát để đảm bảo chúng được sử dụng một cách hiệu quả.
Muốn quản trị rủi ro thành công cần phải có một cơ cấu tổ chức thật hiệu quả. Việc sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro có thể sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu như không có các chuyên gia làm việc theo nhóm và một hệ thống kiểm soát với cơ cấu tổ chức khoa học.
Thứ hai: Cần phải đổi mới tư duy của những người lãnh đạo doanh nghiệp
Tư duy sợ chịu trách nhiệm khiến lãnh đạo Doanh nghiệp sợ ra quyết định. Khi quyết định hoán đổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì không được ban thưởng gì nhưng nếu lãi suất xuống thì uy tín và và “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng bị lung lay.
Chính vì vậy, những người lãnh đạo cần dám nghĩ dám làm. Bản chất của các công cụ tài chính phái sinh là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro nên dù thị trường có biến động không như dự đoán thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo được nguồn thu của mình.
Thứ ba: Cần công khai và minh bạch hóa thông tin
Cùng với quy mô và tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, các công ty niêm yết đua nhau đưa ra những dự án mới để thu hút vốn đầu tư. Ví dụ như
trường hợp của công ty cổ phần HAPACO và công ty cổ phần cơ điện lạnh REE đã kí kết hợp đồng xây dựng cao ốc 21 tầng và 2 tầng hầm có tổng diện tích sàn là 23.000m2, làm trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 12 triệu USD... Tuy nhiên, công ty này đưa ra kế hoạch mới chỉ dừng ở việc tính toán những lợi nhuận, tỷ suất sinh lời hấp dẫn mà không cung cấp những thông tin về mức độ khả thi, năng lực tài chính của công ty liệu có đáp ứng được nhu cầu của dự án?
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần công khai hoá thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về các vấn đề như: cơ cấu sở hữu của công ty và quyền biểu quyết, những thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty, các thông tin về hội đồng quản trị... Bởi công khai và minh bạch thông tin mang ý nghĩa rất quan trọng:
• Là yếu tố quyết định mức độ hoạt động hiệu quả của thị trường, phát huy hiệu lực của hoạt động giám sát theo cơ chế thị trường đối với công ty.
• Tạo khả năng và điều kiện cho các cổ đông trong việc thực hiện được các quyền sở hữu, qua đó bảo vệ lợi ích của họ ở công ty.
• Công khai và minh bạch thông tin sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và các bên có liên quan vào thị trường vốn.
• Giúp công chúng hiểu được cơ cấu và hoạt động của công ty, những chính sách và hoạt động của công ty.
Như vậy, về phía các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong việc tìm đến các công cụ phòng ngừa rủi ro, đảm bảo lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp mình. Đồng thời từng doanh nghiệp cũng cần nắm rõ quy trình rủi ro, tự mình lập ra những biện pháp giảm thiểu tổn thất cho bản thân.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với việc gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu những bước đổi mới trong giai đoạn phát triển của kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn hội nhập này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, những cạnh tranh gay gắt, những biến động khôn lường của thị trường quốc tế. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế là những bước tiến của thị trường chứng khoán, khi các công ty đua nhau niêm yết lên sàn, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tích cực tham gia vào việc mua bán chứng khoán.
Chính vì vậy các nhà đầu tư luôn mong muốn có được một công cụ bảo hiểm rủi ro cho mình cũng như các ngân hàng, các công ty chứng khoán luôn cố gắng hoàn thiện, đa dạng hoá sản phẩm phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam gần 7 năm nhưng các công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp đón nhận. Một phần các doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về công cụ này do tính phức tạp của nó, một phần chưa từng được giới thiệu về sản phẩm phái sinh từ những người cung ứng và phần còn lại đã biết nhưng lại “ngại” sử dụng. Đây là một trong những hạn chế đối với việc phát triển thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam.
Để thị trường chứng khoán phái sinh đi vào ổn định và phát triển, điều kiện cần đối với Việt Nam là hoàn thiện các văn bản, hệ thống pháp luật, đưa ra những quy định về việc sử dụng các công cụ phái sinh. Chỉ khi nào có một môi trường pháp lý ổn định thì hoạt động giao dịch phái sinh mới có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, sự ổn định kinh tế, chính trị, sự phát triển của thị trường tài chính trong nước là điều kiện đủ để hoàn thành mục tiêu đưa ra ở Đại hội Đảng X là phát triển thị trường chứng khoán cả về chất và lượng năm 2010.
Tuy nhiên, để những nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước thực sự phát huy được kết quả mong muốn thì cần có sự đồng tình ủng hộ của tất cả các thành phần đã và sẽ tham gia thị trường đó là : các doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư...để có thể khai thác được hiệu quả những tiềm năng vốn có của nền kinh tế,
giúp thị trường chứng khoán phái sinh Việt nam thực sự phát huy được vai trò của nó: là công cụ bảo hiểm rủi ro an toàn nhất cho các nhà đầu tư.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo chứng khoán Việt Nam 2. Báo đầu tư chứng khoán
3. Các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
4. Ts Lê Đăng Doanh, “Làm gì để TTCK phát triển vững chắc”, Báo đầu tư chứng khoán (số ra ngày 12/02/2007).
5. Giáo trình chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.
6. Ths Lê Mai Linh, Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, 2003.
7. Hoàng Thị Bích Loan, “Thị trường chứng khoán Việt Nam – những vấn đề còn tồn tại và một số giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng (số ra tháng 1/2007).
8. PGS.TS Nguyễn Đăng Nam (11/2006), “Phân tích và đầu tư chứng khoán”, NXB Tài chính, Hà Nội.
9. Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. PGS, TS Lê Văn Tề, Ths Lê Thị Xuân Liễu, Phân tích thị trường tài chính, NXB Thống kê, 2000.
11. Ths. Phan Anh Tuấn , “Rủi ro về tỷ giá và biện pháp quản lý”, Tạp chí kinh tế đối ngoại ( Số 21/2006)
12. http://www.eximbank.com.vn/vietnam/baocao.aspx, trang web của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.
13. http://www.luatvietnam.com.vn, trang web về các văn bản pháp luật Việt Nam.
14. http://www.phlx.com/exchange/index.html, trang web của sở giao dịch chứng khoán Philadelphia.
15. http://www.ssc.gov.vn, trang web của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. 16. http://www.vpb.com.vn/images/stories/Baocaotaichinh, trang web của Ngân hàng ngoài quốc doanh VP Bank
17. http://vi.wikipedia.org/wiki 18. Tạp chí tài chính tiền tệ. 19. Tạp chí Ngân hàng
Mục lục
Lời mở đầu...1
Chương I. Tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh...4
I. Khái quát chung về thị trường chứng khoán phái sinh...4
1. Giới thiệu về thị trường chứng khoán phái sinh...4
2. Công cụ tài chính phái sinh ...5
2.1. Khái niệm...5
2.2. Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản...7
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn...7
2.2.2. Hợp đồng tương lai ...8
2.2.3. Quyền chọn: Mua và bán ...12
2.2.4. Hợp đồng hoán đổi ...14
2.2.5. Một số loại chứng khoán phái sinh khác ...14
II. ứng dụng của các công cụ tài chính phái sinh...15
1. Quản trị rủi ro ...15
2. Thông tin hiệu quả hình thành giá ...17
3. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả...17
3.1. Lợi thế ...17
3.2. Hiệu quả...18
III. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh của một số nước ...19
1. Sự ra đời của thị trường quyền chọn ...19
2. Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia ...21
Chương II. Đánh giá về quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam...23
I.Sự hình thành và triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam...23
1. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam ...23 2.Quá trình hình thành và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
ở Việt Nam ...26
2.1. Giao dịch kỳ hạn ...26
2.2. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng ...27
2.3. Giao dịch hoán đổi ...28
2.4. Repo chứng khoán ...31
2.5. Đánh giá về mức độ áp dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam...31
3.Triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ...32
3.1. Sự tham gia tích cực vào thị trường kỳ hạn trên thế giới...32
3.2. Phát triển sở giao dịch hàng hoá nội địa ...34
II.Đánh giá hiện trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam..35
1.Cơ sở pháp lí ...35
1.1. Đối với phái sinh ngoại hối và phái sinh vàng ...35
1.1.1. Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN ...35
1.1.2. Quyết định số 2554/QĐ - NHNN ...36
1.1.3. Thông tư số 03/2008/TT – NHNN ...36
1.2. Quy định về bán khống ở Việt Nam ...37
1.2.1. Luật chứng khoán 2006 ...37
1.2.2. Công văn số 557/UBCK...38
2. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ...38
2.1. Ngân hàng thương mại...38
2.1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) ...38
2.1.2. Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)...39
2.2. Công ty chứng khoán ...39
2.2.1. Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương...40
2.2.2. Công ty chứng khoán quốc tế SISecurities...40
3. Các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ...41
3.1. Phái sinh đối với ngoại hối...41
3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn...41
3.1.3. Hợp đồng hoán đổi ...46
3.2. Phái sinh vàng ...48
3.3. Repo chứng khoán ...50
III. Những tồn tại, hạn chế của việc phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam...51
Chương III. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam...55
I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam....55
1. Tổ chức thị trường...55
2. Thành viên tham gia ...56
2.1. Ngân hàng thương mại...56
2.2. Các công ty chứng khoán...56
3.Công cụ phái sinh ...57
4. Quản lý từ phía Nhà nước ...57
II. Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam...58
1. Sự phát triển của nền kinh tế...58
2. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam ...59
3. Sự phát triển trong nhận thức của các nhà đầu tư ...60
3.1. Các tổ chức đầu tư...60
3.2. Các nhà đầu tư cá nhân ...60
4. Sự hoàn thiện của hệ thống chính sách ...61
III. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam...61
1. Đối với Chính phủ...61
2. Đối với doanh nghiệp...67
Kết luận...71