III. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
3. Các công cụ chứng khoán phái sin hở Việt Nam
3.1.2. Hợp đồng quyền chọn
Sau một thời gian nghiên cứu kỹ thuật giao dịch và những ứng dụng của nghiệp vụ trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá, xét thấy nhu cầu của các NHTM và nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 12/02/2003, NHNN đã ban hành thông tư số 134/NHNN-QLNH, hướng dẫn các NHTM thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn. Đồng thời ngày 23/10/2003, NHNN đã ban hành văn bản số 1245/NHNN-QLNH cho phép Ngân hàng công thương Việt Nam (INCOMBANK) thực hiện thí điểm quyền chọn tiền tệ, đồng tiền giao dịch là các ngoại tệ tự do chuyển đổi ( không được giao dịch bằng đồng Việt Nam, giới hạn số dư cao nhất là 500.000 USD, thời hạn của giao dịch là từ 7 ngày đến tối đa là 3 tháng...).
Tiếp đó, NHNN lần lượt cho phép 6 ngân hàng khác là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Citibank, Vietcombank, Eximbank và ngân hàng Hongkong Bank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thí điểm quyền chọn.
Tới nay các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Quy mô giao dịch cũng tương đối giống nhau ở các ngân hàng, ví dụ: Eximbank, ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với cặp tiền tệ USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì quy định mức giao dịch tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là 100.000USD quy đổi, với mức giá thực hiện < tỷ giá kì hạn. Hình thức quyền chọn cũng khác nhau tuỳ Ngân hàng. Ví dụ: Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu châu Âu, tức là hợp đồng chỉ thực hiện khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo. Nhưng với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào....
Tuy nhiên, các nghiệp vụ quyền chọn phòng ngừa rủi ro đối với ngoại hối, vàng chưa phát triển mạnh bởi những lý do sau:
• Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có giám đốc tài chính như thông lệ thế giới. Tức là chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm theo lối kinh doanh truyền thống, khi nào cần vàng, cần USD thì mới mua.
• Mức phí giao dịch quyền chọn ở các NHTM Việt Nam đưa ra cho các doanh nghiệp còn cao: trong giao dịch tỷ giá loại kỳ hạn 1 tháng tới 1,3%, kỳ hạn 2 tháng tới 2,2% và kỳ hạn 3 tháng tới 2,8%.
3.1.3. Hợp đồng hoán đổi
Kể từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi trên thị trường Việt Nam, đã có một số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD. Nhưng phải đến tháng 12/2004 mới xuất hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam giữa hai đồng USD và VND. Đó là giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa USD và VND kỳ hạn 3 năm mà ngân hàng Hongkong Shanghai (HSBC) thực hiện cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD. Tuy nhiên, xét trên hoàn cảnh, mức độ áp dụng vẫn còn khác nhau tuỳ từng ngân hàng, như đối với ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB), chi nhánh Hà Nội, doanh số bán và mua hoán đổi tỷ giá của ngân hàng cao hơn doanh số bán và mua giao ngay rất nhiều.
Bảng 3: Khối lượng mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch tại SCB, chi nhánh Hà Nội trong năm 2004
Giao ngay (USD) Hoán đổi (USD) Tổng (USD) Hoán đổi/tổng (%) Doanh số mua 1.141.325 4.774.204 5.915.529 80,7 Doanh số bán 1.141.190 4.774.204 5.915.394 80,7
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 của SCB
Giao dịch hoán đổi ở ngân hàng SCB chủ yếu áp dụng đối với hoán đổi lãi suất, chưa áp dụng hoán đổi tỷ giá. Là một ngân hàng nước ngoài, nên hoạt động hoán đổi của SBC chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình giao dịch. So với doanh số giao ngay, doanh số mua và bán hoán đổi chiếm tỷ trọng gấp tới hơn 4 lần.
Doanh số mua và bán khá cân nhau (đều vào khoảng 4.774.204). Có thể nói giao dịch hoán đổi là một trong những giao dịch được chú ý phát triển tại SCB.
Hay như đối với ngân hàng Eximbank, giá trị các hợp đồng giao ngay cũng gấp 2 lần so với giao dịch kì hạn tiền tệ.
Bảng 4: Giá trị hợp đồng của giao dịch tiền tệ tại ngân hàng Eximbank-Hà Nội
Tổng giá trị của hợp đồng(triệu đồng)
2006 2007
Giao dịch kì hạn tiền tệ 232.491 240.234
Giao dịch hoán đổi tiền tệ 536.299 623.881
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 của Eximbank
Có thể nhận thấy, giao dịch kì hạn tiền tệ ở Eximbank năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006, còn giao dịch kì hạn tăng gần 100 triệu đồng. Các hợp đồng hoán đổi cũng mang lại giá trị cao hơn so với các giao dịch kì hạn.
Tại VP Bank, giao dịch giao ngay lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với giao dịch hoán đổi.
Bảng 5: Khối lượng mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch tại VP Bank giai đoạn 2002 � 2004 Giao dịch giao ngay (USD) Giao dịch hoán đổi (USD) Tổng (USD) Hoán đổi/Tổng (%) 2002 202.489.054 63.000.000 265.48.054 23,73 2003 265.410.668 20.000.000 285.410.668 7 2004 287.861.708 76.000.000 363.861.708 20,89
Nguồn: báo cáo hoạt động ngân quỹ VP Bank
Như vậy so với giao dịch giao ngay, giao dịch hoán đổi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2003, giao dịch hoán đổi chỉ đạt mức 20.000.000 (chiếm 7% tổng số giao dịch hoán đổi và giao ngay). Đến năm 2004, VP Bank đã chú trọng áp dụng giao dịch hoán đổi nhưng tổng doanh số vẫn chỉ là 76.000.000USD, tăng 56.000.000USD so với năm 2003 và chiếm 20,89%.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối hiện đại đã được triển khai ở Việt Nam. Điều này phản ánh những nỗ
lực to lớn của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những phương tiện để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu vẫn chưa thực sự khả quan, số doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ này vẫn còn hết sức hạn chế.