Phái sinh đối với ngoại hối

Một phần của tài liệu điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 35 - 38)

III. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

3. Các công cụ chứng khoán phái sin hở Việt Nam

3.1. Phái sinh đối với ngoại hối

Trong các loại hợp đồng phái sinh tệ, chỉ có hợp đồng tương lai là chưa xuất hiện ở Việt Nam do chưa được sự cho phép của NHNN, còn các dịch vụ phái sinh khác đều đã được phép sử dụng ít nhất 3 năm.

3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn

Là loại ngoại hối phái sinh đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam. Ngày 10/01/1998 với quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 của Thống đốc NHNN, các tổ chức tín dụng Việt Nam bắt đầu được phép cung cấp các hợp đồng ngoại tệ kì hạn, hoán đổi lãi suất giữa USD và VND cho các khách hàng. Nhưng phải đến ngày 28/05/2004, tức là phải hơn 6 năm sau với quyết định số 648/2004/QĐ_NHNN, Thống đốc NHNN mới đồng ý bỏ các điểm kì hạn, cho phép NHTM tự xác định tỷ giá kì hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, các NHTM mới có đủ điều kiện về pháp lý để phát triển các hợp đồng kì hạn.

Theo quy định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa các loại ngoại tệ với nhau không còn bị hạn chế trong phạm vi 7 – 180 ngày như trước đây mà được dỡ bỏ và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích sự đa dạng và phát triển của thị trường. Đối với giao dịch giữa đồng Việt nam và các loại ngoại tệ với nhau, lên mức 3 – 165 ngày và không còn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kì hạn nhỏ.

Về vấn đề quản lý tỉ giá, theo quy định trước đây, mức tỉ giá áp dụng cho các giao dịch hoán đổi, kì hạn giữa VND với các loại ngoại tệ tối đa không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí hợp đồng giao dịch cộng với tỷ

lệ % gia tăng cho phép quy định 4 kỳ hạn cụ thể là: 7 – 30 ngày (0,5%), từ 31 – 60 ngày (1,3%), 61 – 90 ngày (1,5%) và từ 91 – 180 ngày (2,5%).

Nhưng theo quy định này, tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn như trước đây mà cho phép tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế , trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD. Hai mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân năm do Cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) công bố. Bên cạnh đó, việc xác định mức tỷ giá giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ khác không phải là USD và giữa các ngoại tệ với nhau tiếp tục được trao quyền tự do quyết định cho tổng giao dịch các tổ chức tín dụng trên cơ sở thoả thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự chủ động cho khách hàng và tổ chức tín dụng.

Thực trạng sử dụng hợp đồng kì hạn tiền tệ tại Việt Nam:

Giao dịch kì hạn giữa ngân hàng trong năm 2004 tăng 66% so với năm 2003. Dịch vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ cũng phát huy tác dụng trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngày 24/03/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn... 11 hợp đồng quyền chọn mua 3 triệu SGD, Domesco mua 200.000 EUR. Vilube bán 100.000 USD... Tính đến ngày 31/03/2003, đã có 11 hợp đồng quyền chọn, trong đó có 5 quyền chọn bán với tổng giá trị 150.000 EUR và 6 quyền mua với tổng giá trị 558.000 EUR và 5.000.000 JPY. Trong số những hợp đồng đó, đã có 1 hợp đồng quyền chọn mua với giá 200.000 EUR đã được khách hàng thực hiện, với số lợi thu được là 700 USD.

Số lượng hợp đồng và giá trị thực hiện trong thời điểm đó và tích luỹ cho đến hiện nay chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, xét về mặt tiện ích thì trong đợt biến động lớn của tỷ giá ngoại tệ, nhất là tỷ giá đồng EUR thời điểm 2004 – 2005, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã áp dụng và giúp giảm đáng kể thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.

Sau đây là tổng hợp của NHNN về việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn ngoại hối qua các năm:

Vai trò của Forward Tỷ trọng mua bán Forward Năm Tổng doanh số mua bán(%) Mua bán Forward(%) Tổng mua bán Forward(%) Mua Forward(%) Bán Forward(%) 1998 100 10,6 100 38 62 1999 100 2,8 100 39 61 2000 100 5,5 100 24 76 2001 100 5,6 100 19 81 2002 100 5,6 100 14 86 2003 100 4,9 100 17 83

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Từ bảng trên ta thấy giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số giao dịch của các ngân hàng. Mua bán kỳ hạn trong bốn năm từ 2000 đến 2003 chỉ đạt trên dưới 5,5% trong tổng số doanh số mua bán. Trong đó nghiệp vụ mua kỳ hạn ngày càng giảm, năm 1998 là 38% nhưng đến năm 2003 con số này chỉ còn 17%, tức là giảm xuống gần một nửa. Trái lại, nghiệp vụ bán kì hạn thì lại tăng dần từ 62% năm 1998 lên 83% năm 2003.

Xét trường hợp của NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) ta có bảng tính sau:

Bảng 2: Khối lượng mua ngoại tệ theo 2 loại giao dịch kỳ hạn và giao ngay tại VPBank giai đoạn 2002-2004

Giao dịch giao ngay (USD) Giao dịch kỳ hạn (USD) Tổng (USD) Kỳ hạn/Tổng (%) 2002 81.128.305 67.000.000 148.128.305 45,23 2003 134.397.824 94.000.000 228.397.824 41,15 2004 118.007.984 83.200.000 201.207.984 41,35

Nguồn:Báo cáo hoạt động ngân quỹ VPBank

Qua bảng trên ta thấy tổng giao dịch kỳ hạn của năm 2003 và 2004 có tăng lên so với năm 2002. Trong đó, năm 2003 có con số mua kỳ hạn cao nhất

(94.000.000). Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ tiến hành giao dịch thì năm 2002 là năm có phần trăm giao dịch kỳ hạn là lớn nhất (45,23%). Con số này giảm xuống năm 2003 (41,15%) và 2004 (41,35%).

Một phần của tài liệu điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)