Có thể nói, chúng ta không thể nào lường trước được những biến cố trong cuộc đời này. Đó là những biến cố có thể khiến người ta rơi vào ngõ cụt không lối thoát nhưng cũng mở ra sự khởi đầu mới đầy tươi sáng hơn. Với Nguyễn Ngọc Ký, biến cố xuất hiện năm lên bốn tuổi, sau cơn sốt bại liệt, đôi tay bỗng “như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình” đã mở ra cho cậu bé một cuộc đời mới nhờ chính nghị lực kiên trì, niềm tin lạc quan không ngừng. Từ lớp vỡ lòng cho đến khi tốt nghiệp đại học, Ký luôn đạt thành tích giỏi, được Bác Hồ hai lần gửi tặng huy hiệu, được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngợi khen là tấm gương vượt khó tuyệt vời.
Bên cạnh “Tôi đi học”, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký còn viết “Tôi đi học đại học”, “Câu đố vui tâm đắc”… góp nên gia tài 30 đầu sách mang tên ông. Những cuốn sách của ông luôn chinh phục bạn đọc gần xa bởi lối viết dung dị, hồn nhiên, dí dỏm, giàu cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu... Không chỉ có văn xuôi, nhiều thế hệ bạn đọc ắt hẳn vẫn còn nhớ và thuộc nằm lòng từ thuở bé những câu thơ hồn nhiên, vô tư, như tung tăng nhảy chân sáo trong sách giáo khoa tiểu học: Bên thềm gió mát/Bé nặn đồ chơi/Mèo nằm vẫy đuôi/Tròn xoe đôi mắt…
(Nặn đồ chơi); Con đường làng/Vừa mới đắp/Đã xanh ngắt/Hàng phi lao/Gió xôn xao/Về đưa võng/ Chim vui sướng/Đến chuyền cành/Bướm từng đàn/Bay rộn rã… (Con đường làng). Dù hiện đã nghỉ hưu, phải chạy thận nhân tạo nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác, đi giao lưu, nhận tư vấn tâm lý giáo dục qua tổng đài 1088... tất cả bằng nghị lực và sự cố gắng không ngừng nghỉ, vẹn nguyên như ngày nào.
Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta ca thán, chán nản mỗi khi vấp phải khó khăn, thử thách. Ta cứ ôm giữ khư khư cái tôi cố chấp, không chịu nhìn nhận, suy nghĩ theo chiều hướng khác đi để lấy lại tinh thần hứng khởi và sự lạc quan cả trong công việc lẫn cuộc sống. Thực tế cho thấy, không ít người sinh ra đã thật sự không may mắn có được một thân thể lành lặn nhưng họ lại có một ý chí vẹn toàn, một tinh thần lạc quan. Chính điều đó đã giúp họ chinh phục khó khăn, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc trong cuộc sống và gặt hái thành quả trong công việc. Chỉ cần chịu dừng lại nhìn họ rồi tự soi lại mình, ta sẽ thấy mình còn may mắn, thậm chí hạnh phúc hơn nhiều người lắm. Vậy nên, nỗi buồn đến đã đến, thất bại đã thất bại, chỉ cần đừng vùi mình mãi trong đó, ta sẽ tìm thấy được ánh sáng trên con đường.
52 Diễn đàn Phong Phú Số 42 - tháng 12/2015 53
Gần đây tôi có thấy dư luận xôn xao chuyện nhiều thạc sĩ thất nghiệp sau chuyện cử nhân thất nghiệp. Dư luận lại dấy lên những ý kiến trái chiều, có người cho rằng hệ thống giáo dục xa rời thực tế, xã hội không biết trọng dụng người tài… Trước những chỉ
trích ấy, liệu có thạc sĩ, cử nhân nào nhìn lại chính mình hay chưa? Qua tìm hiểu từ việc học hành của con gái và các em sinh viên trong dãy nhà trọ nơi mình sống, tôi đã hiểu hơn phần nào thực tế phũ phàng trên. Nguyên nhân là do bản
thân thiếu nghị lực và sự phấn đấu. Các em sáng mang sách vở lên lớp, trưa về ăn cơm xong ngủ nghỉ, ca hát đến tối, chỉ học bài được một lúc rồi cà phê, ăn vặt, làm đẹp… tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, tán dóc cuối tuần. Suốt ngày nghĩ cách đối phó