Từ năm 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 54 - 63)

Hình 2.2: Trình độ học vấn cán bộ BIDV Cao Bằng năm 2019 Hình 2.3: Trình độ học vấn cán bộ BIDV Cao Bằng qua các năm

từ năm 2015-2019

dịch chuyển theo hướng ngày càng ổn định hơn. Trong đó, nguồn vốn không kì hạn chiếm tỉ trọng trung bình 12,77%, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng trung bình 48,48%, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỉ trọng trung bình 38,75%. Nguồn vốn trung dài hạn tăng qua các năm góp phần ổn định nguồn vốn BIDV Cao Bằng.

- Thị phần huy động vốn của BIDV Cao Bằng trên địa bàn đứng vị trứ thứ 2 sau Ngân hàng Nông nghiệp.

- Về doanh thu hoạt động huy động vốn luôn chiếm tỉ trọng khá cao trên 51% trong tổng doanh thu của BIDV Cao Bằng. Doanh thu huy động vốn cũng luôn tăng trưởng qua các năm (theo hình 2.4), năm 2015 doanh thu từ huy động vốn là 177 tỷ, đến năm 2019 là 296 tỷ, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 14%/năm.

Hình 2.4: Doanh thu các hoạt động kinh doanh chính của BIDV Cao Bằng giai đoạn từ năm 2015-2019

Nguồn: Phòng KHTC – BIDV Cao Bằng

Hoạt động huy động vốn của BIDV Cao Bằng trong giai đoạn vừa qua khá tốt trong bối cảnh địa bàn kinh doanh nhỏ, nền kinh tế của tỉnh ở mức trung bình thấp, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh khá sát vớiNghị quyết 777/NQ-BIDV của BIDV về việc triển khai hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021 với mục tiêu tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt tối thiểu 13%/năm.

2.1.3.2. Doanh thu hoạt động tín dụng

Bao gồm: Doanh thu từ lãi vay của khách hàng; Hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro; thu khác từ tín dụng. Theo hình 2.1 quy mô hoạt động tín dụng giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 của BIDV Cao Bằng có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độ không đồng đều giữa các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn là 11%/năm.

- Theo phân khúc khách hàng: Tỉ trọng dư nợ của khối khách hàng tổ chức trong giai đoạn 2015-2019 của chi nhánh chiếm tỉ lệ khá lớn 73%, khách hàng bán lẻ chiếm trung bình 27%. Trong những năm gần đây, theo định hướng của BIDV chuyển dịch sang cho vay khách hàng bán lẻ do đó qua các năm dư nợ của

BIDV Cao Bằng cũng có sự chuyển dịch dần sang đối tượng phân khúc khách hàng bán lẻ này, năm 2015 tỉ trọng dư nợ của khách hàng bán lẻ là 12%/tổng dư nợ, đến năm 2019 tỉ trọng dư nợ của khách hàng bán lẻ là 36%/tổng dư nợ.

Bảng 2.3:Tổng hợp dư nợ tín dụng theo phân khúc khách hàng tại BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

St t

Khách hàng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) 2 Dư nợ tín dụng 1.605, 0 100 1.935, 0 100 2,517. 0 100 2,770. 0 100 2,951. 0 100 2. 1 Khách hàng tổ chức 1.285, 0 77 1.433, 0 77 1.882, 0 75 1.953, 0 71 1.895, 0 64 2. 2 Khách hàng bán lẻ 440,0 23 502,0 23 635,0 25 817,0 29 1.056, 0 36

Nguồn: Phòng KHTC – BIDV Cao Bằng

- Theo cơ cấu loại tiền: Tại BIDV Cao Bằng loại tiền cho vay chủ yếu vẫn là VND chiếm 99,5%, loại tệ khác ( USD) chiếm 0,5%.

- Theo cơ cấu kì hạn: Tỉ trọng cho vay trung dài hạn tại BIDV Cao Bằng trung bình của cả giai đoạn chiếm tỉ lệ 45%, tỉ lệ cho vay ngắn hạn trung bình là 55%. Tỉ lệ này của BIDV Cao Bằng tuân thủ trong giới hạn tỉ lệ cho vay của Hội sở chính giao chi nhánh.

- Thị phần hoạt động tín dụng của BIDV Cao Bằng trên địa bàn tỉnh đứng vị trứ thứ 2 sau Ngân hàng Nông nghiệp.

- Doanh thu từ hoạt động tín dụng: Theo hình 2.4 doanh thu từ hoạt động này qua các năm trong giai đoạn 2015-2019 không đồng đều, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn là 14%, doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ khá lớn 46%/tổng doanh thu của BIDV Cao Bằng.

2.1.3.3. Doanh thu hoạt động khác

Tại BIDV Cao Bằng bên cạnh huy động vốn, tín dụng thì hoạt động khác mang lại nguồn thu ổn định và tăng trưởng qua các năm. Doanh thu hoạt động khác

chiếm tỉ lệ nhỏ 3%/tổng doanh thu của BIDV Cao Bằng. Bao gồm hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nợ ngoại bảng và hoạt động khác. Trong đó trung bình giai đoạn 2015-2019 doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 80%/tổng doanh thu khác, hoạt động thu nợ ngoại bảng chiếm tỉ lệ 14%, hoạt động kinh doanh ngoại hối 6% (cụ thể theo hình 2.5).

Hình 2.5: Chi tiết các nguồn doanh thu khác tại BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Phòng KHTC – BIDV Cao Bằng

Trong doanh thu hoạt động khác của BIDV Cao Băng thì hoạt động thu dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn và tăng trưởng ổn định, đều qua các năm, đây là hoạt động nằm trong định hướng của BIDV trong thời gian tới. Trong đó hoạt động dịch vụ từ khách hàng bán lẻ chiếm tỉ lệ bình quân giai đoạn là 52%, từ khách hàng tổ chức chiếm 48%. Tỉ lệ này dịch chuyển mạnh qua các năm, năm 2015 tỉ lệ hoạt động dịch vụ của khách hàng bán lẻ chỉ chiếm 43%, đến 2019 là 59%.

Nhìn chung các hoạt động kinh doanh chính của BIDV Cao Bằng còn phụ thuộc nhiều vào hai mảng chính là: Tín dụng và huy động vốn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu, trong khi hoạt động dịch vụ mặc dù có tăng trưởng nhưng chưa xứng tầm với quy mô nền khách hàng, chứng tỏ chi nhánh chưa khai thác triệt để nền khách hàng hiện tại cũng như chưa mở rộng thu hút được các khách hàng tiềm năng.

2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Cao Bằng

2.2.1. Quá trình triển khai quản trị rủi ro theo Basel II tại BIDV Cao Bằng

2.2.1.1. Chủ trương của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam về áp dụng Basel II.

BIDV là một trong 10 NHTM trong nước được lựa chọn thực hiện thí điểm theo công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 của NHNN về việc Triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II. BIDV luôn thể hiện rõ quyết tâm triển khai áp dụng các chuẩn mực của Basel II, cụ thể BIDV thành lập Ban chỉ đạo triển khai Basel với Chủ tịch Hội đồng quản trị là trưởng ban và Ban quản lý dự án Basel với Tổng giám đốc làm trưởng ban, đồng thời BIDV cũng Ban hành rất nhiều văn bản quản trị để cụ thể hóa các nội dung của Basel.

a) Cơ cấu tổ chức: gồm

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Trưởng ban) ( TỔNG GIÁM ĐỐC (Phó trưởng ban) Thành viên HĐQT Thành viên BĐH 07 vị trí

(Trưởng ban); Tổng giám đốc (Phó trưởng ban) và Thành viên Hội đồng quản trị và Thành viên Ban điều hành.

Hình 2.6: Ban chỉ đạo Basel II tại BIDV Việt Nam

Nguồn: Tạp chí BIDV số tháng 11/2019

- Ban quản lý dự án triển khai Basel (gọi tắt Ban PMO): gồm 105 vị trí và 09 nhóm (bao gồm 06 nhóm nghiệp vụ: quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro thị trường; quản lý rủi ro hoạt động; quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng; Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP)& tích hợp toàn hàng; Công nghệ thông tin và dữ liệu). Trong đó: Tổng giám đốc (Trưởng Ban PMO); các Phó tổng giám đốc (phó trưởng ban); Giám đốc các Ban QLRRHĐ&TT (trợ lý trưởng ban).(Theo hình 2.7)

TỔNG GIÁM ĐỐC (Trưởng ban) PHÓTỔNG GIÁM ĐỐC

(Phó trưởng ban)

Giám đốc Ban QLRRHĐ&TT (Trợ lý Trưởng ban)

Nhóm PMO ... Nhóm PMO 9 Nhóm

Hình 2.7: Ban quản lý dự án triển khai Basel II tại BIDV Việt Nam

Nguồn: Tạp chí BIDV số tháng 11/2019. b) Hệ thống văn bản quản trị trong quá trình triển khai Basel II tại BIDV:

Trong 05 năm triển khai từ 2014, BIDV đã ban hành tổng 22 văn bản điều hành triển khai các nội dung Basel II.

Hình 2.8: Các văn bản ban hành trong quá trình triển khai Basel II tại BIDV

Nguồn: Tạp chí BIDV số tháng 11/2019 c) Lộ trình triển khai các dự án/công việc Basel: Trên cơ sở 06 hợp phần (quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro thị trường; quản lý rủi ro hoạt động; quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng; Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP)& tích hợp toàn hàng; Công nghệ thông tin và dữ liệu) và số lượng 52 dự án/công việc triển khai Basel tại BIDV. Cụ thể:

Hình 2.9: Số lượng dự án/công việc các hợp phần triển khai Basel tại BIDV

Nguồn: Tạp chí BIDV số tháng 11/2019 d) Kết quả triển khai Basel II tại BIDV: Ngày 29/11/2019, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 2505/QĐ-NHNN chấp thuận cho BIDV triển khai áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 1/12/2019 (trước thời hạn thông tư 41 có hiệu lực). Theo đó BIDV đã đáp ứng các điều kiện để thực hiện Basel II:

- Về cơ cấu tổ chức: Xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện việc tính, quản lý tỷ lệ an toàn vốn;

- Về kiểm toán nội bộ: Xây dựng quy trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ tỷ lệ an toàn vốn, thực hiện kiểm toán nội bộ tỷ lệ an toàn vốn

- Về tính toán CAR: Xây dựng phương pháp tính toán vốn tự có, tài sản có rủi ro tín dụng, và rủi ro tín dụng đối tác, vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động theo đúng phương pháp quy định tại thông tư 41/2016/TT-NHNN;

- Về hệ thống tính CAR: Hoàn thành và đưa vào sử dụng chương trình tính RWA cho rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng đối tác, chương trình tính vốn cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường;

- Về công bố thông tin: Ban hành quy chế thông tin về tỷ lệ an toàn vốn và các thông tin khác.

- Về hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu: Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các cá nhân, bộ phận để quản lý dữ liệu, có quy trình dự phòng, sao lưu, đối chiếu dữ liệu, ...

2.2.1.2. Quá trình chuẩn bị và triển khai của BIDV Cao Bằng theo quy định Basel II

BIDV Cao Bằng là một trong 189 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và theo cấp hệ thống sẽ thuộc “Tuyến bảo vệ thứ nhất”- một trong ba tuyến bảo vệ độc lập trong hệ thống kiểm soát nội bộ của BIDV- có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận thuộc các phòng nghiệp vụ thực hiện.

Nhận thức rõ được vấn đề này cùng với sự đồng lòng nhất trí cao từ Ban giám đốc đến tất cả cán bộ trong quá trình kinh doanh hoạt động quản trị rủi ro luôn được thực hiện đối với tất cả các mặt hoạt động, các bộ phận, các phòng ban với việc thực hiện quy trình nghiệp vụ luôn được tuân thủ hàng đầu, đáp ứng các giới hạn tỷ lệ được giao theo quy định của NHNN, BIDV Việt Nam. Đồng thời luôn nâng cao nhận thức cho cán bộ về vai trò trách nhiệm của cá nhân, của các bộ phận đối với hoạt động nghiệp vụ tránh rủi ro, để xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát tuân thủ của BIDV Cao Bằng, từ đó góp phần nhỏ vào việc thực hiện thành công Basel II tại BIDV. Cụ thể, BIDV Cao Bằng đã và đang triển khai một số nội dung chính để đảm bảo thực hiện phân cấp thẩm quyền theo cấp độ hệ thống -“Tuyến bảo vệ thứ nhất” đạt hiệu quả:

a) Về con người: BIDV Cao Bằng tuyển dụng, đào tạo nhân sự có chất lượng, gắn bó lâu dài với ngân hàng, trong đó tập trung nguồn lực phục vụ công tác quản trị rủi ro tại các bộ phận đầu mối và các phòng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, BIDV Cao Bằng đã và đang xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên

môn có sự am hiểu nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, do đó BIDV Cao Bằng đã có kế hoạch bố trí, sắp xếp cán bộ tương đối hợp lý, phân công vị trí công tác đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng công việc được giao. Đối với cán bộ quản lý, có sự sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đáp ứng vị trí công tác quản lý.

b) Về công tác quản trị điều hành:BIDV Cao Bằng đã và đang tập trung xử lý nợ xấu, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro để giảm được chi phí dự phòng rủi ro (là khoản mục chi phí rất lớn trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cao Bằng), đồng thời BIDV Cao Bằng thực hiện tiết kiệm triệt để cắt giảm chi phí nhất là các khoản chi lễ tân, khánh tiết. Đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng trên cơ sở đa dạng hóa theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới của HSC.

c) Về nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ, văn hóa rủi ro: Đây là biện pháp BIDV Cao Bằng đã và đang thực hiện để ngăn ngừa rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, đặc biệt chi nhánh cũng rất chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ gây ra.

2.2.2. Thực trạng các nội dung quản trị rủi ro theo Basel II tại BIDV Cao Bằng

2.2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lượcquản trị rủi ro theo yêu cầu Basel II tại BIDV Cao Bằng.

Các chỉ tiêu đánh giá Basel II tại BIDV áp dụng ở phạm vi toàn hệ thống, thực hiện ở HSC tại các Ban đầu mối, do đó trong phần đánh giá thực trạng nội dung quản trị rủi ro tại BIDV Cao Bằng chủ yếu là rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, đối với rủi ro thị trường thực hiện ở cấp độ HSC. Trên cơ sở chiến lược quản trị rủi ro chung của HSC, các chi nhánh trong hệ thống sẽ được phân giao các kế hoạch liên quan riêng phù hợp với địa bàn vùng miền, tình hình kinh doanh và các chỉ tiêu luôn ở mức phấn đấu cao trong đó công tác quản trị rủi ro sẽ được chú trọng đánh giá trong công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc chi nhánh cũng như lãnh đạo các phòng nghiệp vụ liên quan. Cụ thể:

- Nhận thức của Ban lãnh đạo BIDV Cao Bằng: Tuân thủ phương châm hành động của HSC đã đề ra “Kỷ cương – Trách nhiệm – Hiệu quả” được quán triệt thực hiện từ Ban giám đốc BIDV Cao Bằng đến các lãnh đạo phòng nghiệp vụ và đến từng cán bộ gắn với trách nhiệm cao của từng cá nhân, với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, người đứng đầu phòng nghiệp vụ. BIDV Cao Bằng thống nhất

quan điểm nhận thức về văn hóa kiểm soát rủi ro như sau:Văn hóa kiểm soát rủi ro BIDV là: “Sự đúng đắn trong Nhận thức, Thái độ và Hành vi đối với rủi ro”theo mô hình 2.10 dưới đây;

Hình 2.10: Mô hình văn hóa kiểm soát rủi ro tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 54 - 63)