Hình 2.21: TSBĐ tại BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 82 - 120)

Tổng giá trị TSBĐ của BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019 tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 18%cao hơn tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng 14%. Trong đó:

- TSBĐ là bất động sản chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị TSBĐ, trung bình giai đoạn chiếm 64% và tăng trưởng bình quân 23% qua các năm khi quy mô tín dụng tăng. Bất động sản là TSBĐ ưu thích của BIDV Cao Bằng, phù hợp khẩu vị rủi ro của chi nhánh về TSBĐ.

- TSBĐ chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau bất động sản là máy móc thiết bị bao gồm: ô tô, máy móc thi công, duyên truyền sản xuất, máy xúc, xe tải, xe khách, …Chiếm tỉ lệ trung bình 23% và tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 13%.

- TSBĐ là giấy tờ có giá bao gồm các loại giấy tờ do BIDV phát hành và các TCTD khác phát hành. Mặc dù đây là loại tài sản có tính thanh khoản rất cao nhưng chiếm tỉ lệ trung bình thấp với 4%. Tốc độ tăng trưởng bình quân các năm của giai đoạn 2015-2019 là khá cao trung bình 34%.

- TSBĐ trừ 3 loại trên thì tỉ lệ TSBĐ này cũng chiếm tỉ lệ trung bình giai đoạn là 9%, giảm qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là -2%. Phù hợp định hướng về TSBĐ của BIDV qua các thời kỳ.

d. Sử dụng các sản phẩm để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại BIDV Cao Bằng.

Theo định hướng BIDV hiện nay, sản phẩm giảm thiểu rủi ro tín dụng được sử dụng phổ biến nhất là bảo hiểm khoản vay. BIDV đã”xây dựng”sản phẩm”Bảo”hiểm khoản vay”liên kết với Tổng Công”ty Bảo”hiểm của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIC) cho các Khách hàng vay vốn cá nhân, chủ doanh nghiệp tại BIDV.

Sản”phẩm”cung cấp là dịch vụ bảo hiểm theo sự”thỏa thuận”giữa khách”hàng và BIC, theo”đó khách hàng”phải đóng”phí bảo”hiểm, BIC sẽ đứng ra trả nợ thay khách hàng tại thời điểm”xảy ra”sự kiện bảo”hiểm căn”cứ vào”hợp đồng”bảo hiểm. Tuy nhiên, do còn chưa có cán bộ chuyên trách tại Chi nhánh và cạnh tranh về phí bảo

hiểm giữa các Ngân hàng, các tổ chức cung ứng bảo hiểm nên sản phẩm bảo hiểm này chưa được áp dụng rộng rãi. Mặt khác do tâm lý khách hàng tại địa bàn e ngại chưa tin tưởng vào bảo hiểm.

Tại BIDV Cao Bằng, Bảo hiểm chủ yếu được triển khai rộng với khách hàng cá nhân. Trong đó bắt buộc với sản phẩm vay tín chấp khách hàng tham gia 100%.

Bảng 2.12: Tổng hợp khai thác bảo hiểm BIC tại BIDV Cao Bằng từ 2016-2019

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ có bảo hiểm (tỷ) 101,33 198,50 242,17 435,39

Phí bảo hiểm (tỷ) 0,43 0,82 0,94 1,55

Số lượng khách hàng tham gia 943,00 1.375,00 1.428,00 1.934,00 Tổng dư nợ bán lẻ (trừ cầm cố)(tỷ) 486,00 563,00 718,00 967,00 Tỷ lệ dư nợ có bảo hiểm/Tổng dư nợ

bán lẻ (%) 21 35 34 45

Nguồn: Phòng KHTC - BIDV Cao Bằng

2.2.2.4.2. Thực trạng dự phòng và xử lý rủi ro hoạt động tại BIDV Cao Bằng

Sau khi đã xác định và đo lường được từng loại rủi ro, tại chính các đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng hợp loại rủi ro hoạt động do bộ phận tự xác định, đo lường trong kỳ; Thu nhập các kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kết luận của Thanh tra NHNN và các cơ quan kiểm tra, kiểm toán bên ngoài (nếu có) liên quan đến rủi ro hoạt động của đơn vị; Tổng hợp kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo về quản lý rủi ro hoạt động có liên quan của HSC BIDV, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Trên cơ sở các công cụ quản lý rủi ro hoạt động cảnh báo cho chi nhánh. Cụ thể:

a. Thu thập các sự kiện/lỗi RRHĐ tại BIDV Cao Bằng: qua các năm để cung cấp nguồn dữ liệu phục vụ công tác đánh giá, lượng hóa, xây dựng các biện pháp quản lý RRHĐ tại BIDV Cao Bằng. Từ đó đánh giá : (i) Sự kiện RRHĐ nhóm

1:Các sự kiện RRHĐ có thể dẫn đến tổn thất RRHĐ hoặc gây ra tác động tiêu cực phi tài chính đối với BIDV: Sự kiện RRHĐ đã gây ra hoặc có khả năng gây ra tổn thất tài chính. Sự kiện RRHĐ không gây ra tổn thất tài chínhnhưng tác động tiêu cực phi tài chính đối với BIDV, bao gồm: (i) Sự kiện gian lận nội bộ; (ii) Sự kiện gian lận bên ngoài; (iii) Sự kiện gây gián đoạn hoạt động của Ngân hàng lớn hơn 02 giờ đồng hồ; (iv) Sự kiện RRHĐ vi phạm quy định của NHNN và pháp luật có liên quan theo thông báo, kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. (ii)Sự kiện RRHĐ nhóm 2: Các sự kiệnRRHĐ còn lại .

b. Thu thập các sự kiện RRHĐ bên ngoài: nhằm làm giàu dữ liệu RRHĐ và đưa ra cảnh báo trong hệ thống BIDV Cao Bằng để cán bộ nhân viên nắm bắt và tránh vi phạm.

c. Hệ thống báo cáo giao dịch nghi ngờ: được gửi từ HSC gửi chi nhánh để trên cơ sở đó Chi nhánh đánh giá các hoạt động, phát hiện, giải trình các lỗi và khắc phục chỉnh sửa các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp (nếu có) theo thời hạn quy định.

Bảng 2.13: Tổng hợp dấu hiệu rủi ro hoạt động trên hệ thống báo cáo giao dịch nghi ngờ tại BIDV Cao Bằng từ 2015-2019

St t

Dấu hiệu rủi ro đo lường từ các chương trình cảnh báo giao dịch nghi ngờ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Lỗi từ chương trình BDS 18 23 12 7 6

2 Lỗi từ chương trình cảnh báo Tín dụng 3 2 5 3 3

3 Lỗi từ chương trình hậu kiểm 87 115 34 67 60

4 Lỗi từ chương trình cảnh báo Thẻ 4 7 9 2 2

5 Lỗi từ chương trình báo cáo 11(định giá TS) 65 48 80 35 32 6 Lỗi từ chương trình BC 12 ( Thiếu ttin TSĐB) 87 43 54 24 22 7 Lỗi từ chương trình BC 15 Thiếu Ttin GDDB) 8 15 7 1 1 8 Lỗi từ chương trình BC 16( Ttin BHTS) 29 18 24 7 6 9 Lỗi từ chương trình BC 22(MởTK< 15T) 1 2 3 1 1 10 Lỗi từ chương trình BC 31 ( Thẻ LK KĐP) 5 9 4 1 1 11 Lỗi từ chương trình tác nghiệp 41 ( BDS) 3 2 4 2 2 12 Lỗi từ báo báo 47 khai báo Ttin TS 1 2 9 1 1

Tổng số lỗi 311 286 245 184 136

Nguồn: Phòng QLRR - BIDV Cao Bằng d. Tự đánh giá kiểm soát rủi ro hoạt động: Mục đích nhằm xác định hiệu quả của hoạt động kiểm soát đối với RRHĐ trước và sau khi kiểm soát. Đây là quá trình kiểm tra và đánh giá danh mục RRHĐ, chốt kiểm soát để lập kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

e. Công cụ chỉ số rủi ro trọng yếu:Mục đích thiết lập, theo dõi, giám sát chỉ số rủi ro trọng yếu nhằm đánh giá, cảnh báo các RRHĐ tiềm ẩn có thể xảy ra hoặc giám sát, dự đoán sự thay đổi về mức độ rủi ro trong một lĩnh vực hoạt động hoặc một quy trình cụ thể. Đây là chỉ số để theo dõi các yếu tố tác động đến RRHĐ, xác định các hạn chế, tồn tại và tổn thất tiềm ẩn. Các nguyên tắc lựa chọnchỉ số rủi ro trọng yếu như sau:

- Liên quan đến nghiệp vụ dự kiến cần được tăng cường cảnh báo mức độ rủi ro. - Có thể đo lường thường xuyên.

- Dữ liệu đầu vào dễ theo dõi, dễ thu thập, ưu tiên các dấu hiệu có thể khai thác, kết xuất được từ hệ thống.

các phương án dự phòng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoặc tổn thất do rủi ro gây ra.

g. Sử dụng phát hiện của kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ: Hàng năm, thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm kê kho quỹ, ấn chỉ có giá, tài sản thế chấp, theo quy định, thực hiện kiểm tra đột xuất kho quỹ đối với kho quỹ và các phòng giao dịch. Các đợt kiểm tra, giám sát đã thực hiện như: Giám sát kiểm kê hoạt động kho quỹ đột xuất 1 lần/tháng, kiểm tra đột xuất hoạt động kho quỹ 1 lần/quý, kiểm tra các mặt hoạt động theo chỉ đạo của Ban quản lý rủi ro hiệu quả và thị trường, các đợt kiểm toán nhà nước hàng năm, tự kiểm tra tín dụng bán lẻ, tự kiểm tra hoạt động thẻ. Ngoài ra hàng năm, có các đoàn đến kiểm tra hoạt động của chi nhánh như: Đoàn kiểm toán độc lập của Cty TNHH Deloitte Việt Nam, đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Cao Bằng, Sở Công thương tỉnh Cao Bằng, đoàn đánh giá giám sát Hệ thống chất lượng ISO 9001: 2008 của QUACERT…

Trong các năm 2015 đến 2019, BIDV Cao Bằngtrung bình năm tiếp 3 đoàn kiểm toán, kiểm tra ngoài. Kết quả sau thanh tra, kiểm toán qua các năm được thể hiện trong biểu sau :

Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả kiểm tra, thanh tra ngoài BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

TT Năm Đoàn kiểm tra Nội dung kiểm tra

Số sai sót phát hiện Tình trạng khắc phục 1 2015

- Đoàn kiểm tra BIDV

HSC -Công tác an toàn kho quỹ tại chi nhánh 3 3 - Đoàn đánh giá ISO

của Quacert -Đánh giá để cấp lại chứng nhận ISO 3 3 2 2016 -Ngân hàng nhà nước

Cao Bằng

- Thanh tra hoạt động cho vay, bảo lãnh, L/C; Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng; Thực hiện các nội dung tái cơ cấu, xử lý nợ xấu ngân hàng theo đề án được duyệt;Hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; Chi hoa hồng môi giới trong hoạt động huy động vốn; Hoạt động gửi tiền, cho vay và nhận tiền gửi, đi vay tại các TCTD khác; Thực hiện đề án xử lý nợ xấu được phê duyệt; Việc sử dụng tiền vay tái cấp vốn và cấp tín dụng vượt giới hạn; Hoạt động quản trị điều hành, kiểm soát,

kiểm toán nội bộ đối với các nội dung hoạt động cho vay, bảo lãnh, L/C, hoạt động đầu tư, chứng khoán; Việc chấn chỉnh sau thanh tra theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; Thanh tra việc đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt. Tại KLTT số 264/KLTT-CAB ngày 13/04/2016.

- Kiểm toán deloitte - Kiểm toán độc lập về công tác tíndụng tại Chi nhánh. 4 4 - Thanh tra sở công

thương tỉnh CB

- Kiểm tra v/v thực hiện các biểu mẫu Hợp đồng bán lẻ theo CV số 139/SCT-QLTM ngày 04/10/2016 của Sở Công thương CB, thanh tra trong ngày 18/10/2016.

2 2

3 2017

- Kiểm toán deloitte -Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt

động của chi nhánh. 04 4

- Thanh tra sở công thương tỉnh CB

-Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động khuyến mại đối với BIDV Cao Bằng theo QĐ số 94/QĐ-SCT ngày 11/07/2017 và CV số 13/KH-TTr ngày 11/07/2017 v/v kế hoạch tiến hành thanh tra.

3 3

-Đoàn đánh giá

Quacert - Đánh giá cấp lại chứng chỉ ISO 2017 16 16

4 2018

-Đoàn kiểm toán nội bộ BIDV HSC

- Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt

động của chi nhánh. 29 29

-Đoàn đánh giá ISO

Tuvnord - Đánh giá cấp lại chứng chỉ ISO 6 6 -Đoàn kiểm tra BIDV

HSC - Kiểm tra công tác an toàn kho quỹ 3 3

5 2019

-Kiểm toán Deloitte - Kiểm toán độc lập về công tác tíndụng tại Chi nhánh. 2 2 -Đoàn đánh giá ISO

Tuvnord

- Đánh giá việc chấp hành các quy định

ISO 2 2

-Đoàn Thanh tra NHNN

-Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt

động của chi nhánh. 3 3

Nguồn: Phòng QLRR –BIDV Cao Bằng

Nhìn chung qua nhiều năm, các đợt kiểm tra đánh giá của HSC BIDV và của các đoàn kiểm tra ngoài đã kiểm tra tại BIDV Cao Bằng đều đánh giá về chi nhánh

là tuân thủ tốt các quy định của Ngành, của BIDV và theo pháp luật. Đã phát hiện kịp thời những sai sót, ghi nhận, theo dõi và thực hiện khắc phục kịp thời các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Cao Bằng

2.3.1. Những kết quả

Trong thời gian qua, việc triển khai công tác quản lý rủi ro trên các mặt hoạt động theo thông lệ Quốc tế của Ủy ban Basel, đã mang lại cho BIDV nói chung những lợi thế như ở phần trên và từ đó BIDV Cao Bằng nói riêng cũng đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, BIDV Cao Bằng đã nghiêm túc thực hiện quy định của BIDV về áp dụng Basel II. So với nhiều chi nhánh khác, BIDV Cao Bằng có nhiều khó khăn khi áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II nhưng lãnh đạo Chi nhánh quyết tâm trển khai. Những quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam được thực hiện khá nghiên túc.

Thứ hai, BIDV Cao Bằng đã thành lập phòng quản lý rủi ro theo quy định của BIDV. Phòng với các chức năng nhiệm vụ là đầu mối của công tác quản lý rủi ro. Qua đó có thể khẳng định rằng cách thức tiếp cận cũng như những phương pháp BIDV Cao Bằng đang sử dụng để quản lý rủi ro là đúng hướng theo thông lệ về QLRR. Các cán bộ phòng QLRR là những cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đã được kinh qua các bộ phận nghiệp vụ chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cao Bằng.

Thứ ba, Tổ chức hệ thống kiểm soát rủi ro theo Basel II tại BIDV Cao Bằng đã được hình thành.Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của BIDV khá đầy đủ, chi tiết tuân thủ quy định, hướng dẫn của NHNN, bám sát định hướng thông lệ quốc tế và BIDV Cao Bằng cũng chủ động chuẩn hóa các văn bản hướng dẫn của BIDV theo tình hình thực tế phù hợp với đặc thù chi nhánh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, của BIDV, của NHNN. BIDV Cao Bằng cơ bản các nghiệp vụ đều bảo đảm tuân thủ 03 tuyến phòng thủ theo Basel II.Nó đã giúp nhận diện, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro đã được bước đầu thực hiện một cách bài bản; thông qua công tác quản lý rủi ro mà hệ thống các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ.

2.3.2. Những hạn chế cần hoàn thiện

giai đoạn áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II tại BIDV Cao Bằng cũng còn có những điểm hạn chế cần phải hoàn thiện. Những vấn đề hạn chế chủ yếu là:

Một là, Chiến lược, chính sách sản phẩm chưa phù hợp với quản trị rủi ro theo Basel II.

Chiến lược tập trung vào bán buôn và trọng tâm và khách hàng doanh nghiệp tại Cao Bằng có nhiều hạn chế. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng tổ chức chiếm tỉ lệ cao trên tổng dư nợ, trung bình giai đoạn 2015-2019 tỷ trọng cao 73%.

Các sản phẩm để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại BIDV Cao Bằng chưa được sử dụng với mức cao so với bình quân khu vực. Tỷ trọng sử dụng sản phẩm bảo hiểm trên tổng dư nợ tại BIDV Cao Bằng là 34%, trong khi bình quân khu vực các chi nhánh miền núi phía bắc là 49%, bình quân toàn hệ thống BIDV là 61%. Mục tiêu BIDV là 60%.

Hoạt động dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng hoạt động dịch vụ bình quân giai đoạn 29% chưa đáp ứng yêu cầu của Hội sở chính quy định về tốc độ tăng trưởng bình quân trên 35%.

Hai là, Cơ cấu tổ chức nói chung và mô hình quản trị rủi ro của BIDV Cao Bằng còn nhiều bất cập. Chuyển đổi mô hình quản trị kinh doanh theo hướng ngân hàng hiện đại còn chậm. Tính thông suốt và trách nhiệm từng bộ phận chưa thật rõ ràng. Các lỗi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của cán bộ mặc dù đã giảm qua các năm nhưng một số lỗi vẫn lặp lại, chưa khắc phục được triệt để. Trách nhiệm của cán bộ phòng QLRR chưa được cụ thể. Cán bộ QLRR chỉ chịu trách nhiệm trong việc lập thẩm định rủi ro và báo cáo lại cho các cơ quan kiểm soát. Khi khoản nợ có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 82 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w