Hình 2.10: Mô hình văn hóa kiểm soát rủi rotại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 63 - 65)

NHẬN THỨC đúng về rủi ro

- Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của BIDV với mức độ khác nhau.

- Rủi ro xảy ra không chỉ gây ra thiệt hại tài chính, mà có thể dẫn tới tổn thất phi tài chính (suy giảm uy tín danh tiếng, phát sinh nghĩa vụ pháp lý, thậm chí tổn thất cán bộ khi bị truy cứu trách nhiệm do vi phạm pháp luật).

- Cần kiểm soát tốt rủi ro để bảo vệ tài sản, con người và lợi ích chungcủa BIDV. - Bảo vệ lợi ích chung của BIDV chính là bảo vệ lợi ích riêng của từng cán bộ,

không chấp nhận lợi ích cá nhân đi ngược lại lợi ích tập thể tại BIDV.

THÁI ĐỘ đúng với rủi ro

- Hai thái độ cực đoan với rủi ro là: (i) Liều lĩnh bất chấp rủi ro (ii) Sợ hãi rủi ro đến mức không hành động, từ chối nhiệm vụ. BIDV không chấp nhận hai thái độ này. - Thái độ đúng với rủi ro là: Cần chấp nhận sự tồn tại khách quan của rủi ro để luôn

nhận diện đầy đủ,cẩn trọng kiểm soát, giảm thiểurủi ro.

HÀNH VI đúng trước rủi ro

Hành vi đúng đắn trước rủi ro là: Ứng xử với rủi ro một cách trách nhiệm theo 8 giá trị cốt lõi5 nguyên tắc thực hành của văn hóa kiểm soát rủi ro BIDV.

- Những điểm chính trong chủ trương, kế hoạch và các biện pháp BIDV Cao Bằng đã đề ra và thực hiện:

+ Đối với rủi ro tín dụng:

Bám sát các định hướng phát triển của tỉnh, bám sát thông tin về chủ trương, định hướng đầu tư phát triển của các ngành, các lĩnh vực để tiếp cận khách hàng. Đặc biệt, từ các thông tin, định hướng, kết quả của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Cao Bằng, xây dựng kế hoạch tiếp cận các dự án đã được tỉnh trao cam kết đầu tư để đề nghị cấp tín dụng cho dự án, tận dụng cơ hội tăng trưởng tín dụng.

Tập trung nghiên cứu thị trường, nền khách hàng tại địa bàn, chủ động nghiên cứu và tận dụng các gói tín dụng ưu đãi, các nguồn vốn ưu đãi của HSC để thu hút khách hàng gia tăng doanh số cho vay tại chi nhánh, đặc biệt đối với các khách hàng mới, khách hàng tốt đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác, nỗ lực gia tăng thị phần tín dụng trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích dự án, phân loại, định hạng để có chính sách khách hàng phù hợp. Tập trung vào công tác thu nợ đúng hạn để tăng tốc độ quay vòng vốn, tạo nguồn giải ngân cho khách hàng mới, bảo đảm thu róc lãi cho vay.

Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ: Rà soát, phân tích lại danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV, lựa chọn danh mục sản phẩm phù hợp và có thế mạnh cạnh tranh để

tập trung triển khai trên địa bàn. Linh hoạt triển khai các gói tín dụng ưu đãi trên địa bàn để đẩy mạnh doanh số cho vay, đồng thời gia tăng hiệu quả tín dụng.

Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ ngoại bảng, xử lý nợ xấu: Chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Kiểm tra sử dụng chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, nắm bắt, đánh giá đúng mức độ rủi ro để kịp thời xác định các nguy cơ tiềm ẩn đối với từng khách hàng. Đặc biệt phải kịp thời nắm bắt thông tin, bám sát dòng tiền, tình hình tài chính của các khách hàng đang có nợ xấu, nợ quá hạn hoặc tiềm ẩn nợ quá hạn để có biện pháp giám sát và kịp thời xử lý khi phát sinh rủi ro; Kiểm soát và chủ động phân tích dự đoán rủi ro đối với những ngành nghề nhạy cảm với biến động thị trường để có quyết định tín dụng đúng đắn. Gắn trách nhiệm quản lý nợ, thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn đến từng cán bộ quản lý khách hàng Đối với các khoản nợ nhóm II, nợ xấu, yêu cầu từng cán bộ phải xây dựng lộ trình, thời hạn và các biện pháp cụ thể đối với từng khách hàng để xử lý dứt điểm. Giao kế hoạch lãi treo, thu nợ ngoại bảng (gốc, lãi) đến từng cán bộ để gắn trách nhiệm cụ thể. Kết quả thực hiện sẽ là cơ sở đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua khen thưởng hàng tháng/quý/năm.

+ Đối với rủi ro hoạt động:

Công tác quản trị rủi ro hoạt đông của BIDV Cao Bằng luôn bám sát chương trình kế hoạch công tác đề ra, nắm bắt thông tin về thực trạng hoạt động, các rủi ro tiềm ẩn của từng mặt nghiệp vụ và chủ động kiêm tra thường xuyên theo các chương trình kế hoạch nhằm phòng ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót và có báo cáo đánh giá tổng kết kịp thời rút kinh nghiệm.

Tăng cường kiểm tra đột xuất, thường xuyên phúc tra việc khắc phục chỉnh sửa các sai sót nghiệp vụ sau kiểm tra.

2.2.2.2. Thực trang tổ chức đo lường, theo dõi rủi ro phù hợp với chuẩn mực Basel II tại BIDV Cao Bằng

2.2.2.2.1. Phân tích và đo lường rủi ro tín dụng tại BIDV Cao Bằng

Trên cơ sở nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng như mục 2.2.1.1 trên, tác giả phân tích các chỉ tiêu sau:

a. Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu tại BIDV Cao Bằng:

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu sẽ gồm từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Tình hình phân loại nợ của BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019 như sau:

Bảng 2.4: Dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Cao Bằng giai đoạn từ năm 2015-2019

Nhóm nợ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước vốn Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng (Trang 63 - 65)