Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của BIDVLạng Sơn Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDVLạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 53 - 56)

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%) Giá trị 2019/ 2018 (%) Tổng vốn huy động 4.450 3,10 4.570 2,70 4.550 -0,44 I Phân loại theo đối tượng khách hàng

1 Tiền gửi dân cư 3.617 4,53 3.832 5,94 3.860 0,73

2 Tiền gửi các TCKT 833 -8,25 738 -11,4 690 -6,5

II Phân loại theo kỳ hạn

1 Không kỳ hạn 631 10,12 740 17,3 745 0,68

2 Dưới 12 tháng 2.689 -5,65 2.378 -11,6 2.835 19,22 3 Từ 12 tháng trở lên 1.130 12,4 1.452 28,5 970 -33,2

Nguồn: BIDV Lạng Sơn

Phân theo kỳ hạn huy động, vốn huy động không kỳ hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn huy động có kỳ hạn, nhưng có xu hướng gia tăng. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tăng từ 14,1% năm 2017 lên 16,3% năm 2019. Trong khi đó, năm 2019, lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sụt giảm mạnh lên tới 33,2% so với năm 2018.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của BIDV Lạng Sơn được thể hiện trong bảng 2.2, qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Lạng Sơn

Đơn vị tính: tỷ đồng

ST Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị 2017/ Giá 2018/ Giá 2019/

T 2016 (%) trị 2017 (%) trị 2018 (%)

1 Doanh số cho vay 22.967 32,3 33.46

6 45,7 49.12 9 46,8 2 Doanh số thu nợ 17.566 56,8 32.66 5 86,1 48.96 9 49,9

3 Dư nợ cho vay 5.820 15,6 6.620 13,8 6.780 2,4

Nguồn: BIDV Lạng Sơn

Về doanh số cho vay. Doanh số cho vay của BIDV Lạng Sơn có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, doanh số cho vay của chi nhánh là 22.967 tỷ đồng (tăng 32,3% so với năm 2016), năm 2018 đạt 33.466 tỷ đồng (tăng 45,7% so với năm 2017), và đến năm 2019, doanh số cho vay của BIDV Lạng Sơn đạt 49.129 tỷ đồng (tăng 46,8% so với năm 2018). Những con số này là kết quả của việc BIDV Lạng Sơn đã không ngừng nâng cao khả năng tiếp cận vốn đầu tư cho các ngành, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các địa phương lân cận.

Cụ thể, khách hàng vay vốn nhiều tại BIDV Lạng Sơn có thể xuất phát từ lý do lãi suất hợp lý. Hiện tại, BIDV là một trong những ngân hàng có chính sách lãi suất dành cho vay thế chấp thấp nhất trên thị trường (bên cạnh Agribank, Vietcombank và Vietinbank). Chẳng hạn, vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV có lãi suất trong khoảng từ 6,5-7,0%/năm trong thời gian ưu đãi lãi suất, mức tối đa cho vay có thể đạt tới hạn mức bằng 75% giá trị thực tế của tài sản. Đặc biệt, vay tiêu dùng có TSĐB của BIDV có số tiền vay tối đa 2 tỷ đồng/khách hàng, thời hạn vay tối đa lên tới 96 tháng, lãi suất vay chỉ từ 0,6%/tháng (thấp hơn rất nhiều so với các NHTM cổ phần khác như VPbank, VIB, MBbank, hoặc các TCTD khác).

Bên cạnh đó, BIDV Lạng Sơn có chính sách chăm sóc khách hàng và hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng tại các địa điểm trên địa bàn, mà không nhất thiết phải đến trụ sở ngân hàng, do đó, đã tạo sự thuận tiện và tiết kiệm được thời gian cho khách hàng vay vốn.

Mặc dù vậy, BIDV Lạng Sơn cần cải thiện cơ sở vật chất của chi nhánh để có thể thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng hơn nữa. Trên thực tế, cơ sở vật chất của Chi nhánh vẫn còn rất nhiều điểm cần phải nâng cấp sau một quá trình sử

dụng. Bên cạnh đó, hầu như các tài liệu quảng bá sản phẩm của chi nhánh vẫn chủ yếu là các tài liệu có sẵn từ Hội sở chính, BIDV Lạng Sơn chưa chủ động tạo ra một bộ sản phẩm để quảng bá và truyền thông cho chính chi nhánh, do đó, đây cũng là một điểm hạn chế của chi nhánh trong công tác quảng bá các sản phẩm tín dụng.

Về doanh số thu nợ. Bảng 2.2 cho thấy doanh số thu nợ của BIDV Lạng Sơn có sư tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, doanh số thu nợ của chi nhánh là 17.566 tỷ đồng (56,8% so với năm 2016), năm 2018 là 33.466 tỷ đồng (tăng 86,1% so với năm 2017), và năm 2019, doanh số thu nợ của Chi nhánh là 48.969 tỷ đồng (tương ứng tăng 49,90% so với năm 2018). Doanh số thu nợ tăng một phần xuất phát từ nền kinh tế bắt đầu ổn định kéo theo các ngành nghề, thành phần kinh tế kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận, một phần xuất phát từ công tác thu hồi nợ đã được BIDV Lạng Sơn quyết liệt triển khai, do đó việc thu nợ của Chi nhánh trong giai đoạn này có sự tăng trưởng khả quan.

Về dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng luôn là thước đo phát triển hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nên bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Trong giai đoạn 2017-2019, dư nợ tín dụng của Chi nhánh chứng kiến sự tăng trưởng. Năm 2018, dư nợ cho vay đạt 6.620 tỷ đồng (tăng 13,8% so với năm 2017), đến năm 2019 đạt 6.780, chỉ tăng 2,4% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp chothấy tình hình khó khăn nhất định của BIDV Lạng Sơn trong việc mở rộng quy mô cho vay. Năm 2019, tình hình cạnh tranh trên địa bàn diễn ra rất gay gắt với sự xuất hiện của hai Chi nhánh NHTM mới mà OCB và Bắc Á. Với một địa bàn có quy mô tương đối nhỏ, số lượng các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không nhiều, việc có đến 15 Chi nhánh NHTM xuất hiện khiến cho việc tranh giành thị phần cho vay diễn ra rất quyết liệt. Điều này khiến thị phần dư nợ cho vay của BIDV Lạng Sơn giảm từ mốc 27,3% năm 2017 xuống còn 24,02% năm 2019.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Doanh số và mức tăng trưởng doanh số các dịch vụ ngân hàng của BIDVLạng Sơn giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Doanh số các dịch vụ ngân hàng của BIDV Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w