Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDVLạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 58 - 60)

ST T Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%) Giá trị 2019/ 2018 (%) 1 Thu nhập thuần 227 23,5 78,6 -65,4 343 336,4 2 Chi phí hoạt động 87 13,4 81 -6,9 76 -6,2

3 Chênh lệch thu chi 140 21,6 -2,4 -101,7 267 -

4 Chi phí dự phòng

RRTD 9 5,6 13 44,4 152 1.069,2

5 Tổng lợi nhuận

trước thuế 131 12,1 -15,4 -111,8 115 846,8

Nguồn: BIDV Lạng Sơn

Tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV Lạng Sơn có sự tăng giảm mạnh qua các năm. Năm 2017, BIDV Lạng Sơn đạt lợi nhuận trước thuế là 131 tỷ đồng (tăng 12,1% so với năm 2016), đến năm 2018, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh và chỉ còn -15,4 tỷ đồng. Qua năm 2019, nhờ những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược kinh doanh và nỗ lực của các cán bộ nhân viên của Chi nhánh, BIDV Lạng Sơn đã ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế phục hồi trở lại, đạt 115 tỷ đồng.

Năm 2018 là năm duy nhất trong giai đoạn 2017 – 2019 BIDV Lạng Sơn chứng kiến mức lợi nhuận trước thuế âm, chủ yếu là do chênh lệch thu chi âm 2,4 tỷ đồng. Năm 2018 là năm đầu tiên Chi nhánh thực hiện kế hoạch cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo đề án tái cấu trúc giai đoạn 2018-2020. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của Chi nhánh là tăng quy mô hoạt động bán lẻ, cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ để cải thiện NIM; tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư, tạo lập nền vốn ổn định, bền vững; phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ bán chéo, khai thác tối đa nền khách hàng để gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ/khách hàng; xử lý một số khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn.

khoản thoái lãi dự thu của công ty xi măng Hồng Phong từ trước năn 2018, cũng như khoản chi phí mua vốn FTP không thu được tăng thêm trong năm của công ty xi măng Hồng Phong, công ty cổ phần TM&DL Quốc tế Thiên Trường, công ty Inox Hòa Bình. Nếu không tính các khoản nói trên, chênh lệch thu chi năm 2018 của BIDV Lạng Sơn cũng ước đạt gần 200 tỷ đồng.

Trong năm 2019, việc kinh doanh của Chi nhánh tiếp tục gặp không ít khó khăn do sự xuất hiện thêm các Chi nhánh NHTM khác như ngân hàng OCB và ngân hàng Bắc Á. Tuy nhiên, tập thể ban lãnh đạo BIDV Lạng Sơn đã tập trung bám sát mục tiêu nhiệm vụ, quyết liệt triển khai các giải pháp, biện pháp, cùng toàn thể cán bộ nhân viên nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV Lạng Sơn

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV Lạng Sơn

2.2.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét về RRTD của ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với việc các khoản vay của ngân hàng đang gặp rủi ro, làm giảm chất lượng tín dụng của khoản vay. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nợ quá hạn đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một trong những chỉ số chính xác để đánh giá RRTD trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM.

Theo bảng 2.5, cho thấy nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm hầu hết dư nợ tín dụng của BIDV Lạng Sơn trong giai đoạn 2017-2019 (96,05% năm 2017, 93,20% năm 2018 và 97,55% năm 2019). Trong khi đó, nợ nhóm 2 của Chi nhánh có xu hướng tăng giảm không rõ rệt và duy trì ở mức thấp. Năm 2017, tỷ lệ nợ nhóm 2 của BIDV Lạng Sơn là 3,85%, sau đó giảm còn 0,53% vào năm 2018 và tăng đạt mốc 0,9% vào năm 2019. Nợ nhóm 2 giảm mạnh trong năm 2018 chủ yếu là do xếp loại nợ, chuyển theo dõi hạch toán ngoại bảng khoản vay công ty Quốc tế Inox Hòa Bình và công ty Thiên Trường (130 tỷ đồng) và chuyển nhóm nợ cao hơn đối với công ty CPTM Á Châu.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu về nợ quá hạn của BIDV Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w