1 2015 8.500 Báo cáo thường niên 2015
2 2016 12.800 Báo cáo thường niên 2016
3 2017 22.900 Báo cáo thường niên 2017
4 2018 40.300 Báo cáo thường niên 2018
5 2019 68.500 Báo cáo thường niên 2019
Năm 2015 số lượng thẻ tín dụng phát hành mới là 8.500 thẻ
Đến năm 2016 số lượng thẻ tín dụng phát hành mới tăng 150% so với năm 2016.
Năm 2017 nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, VIB đã đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm thẻ tín dụng. Với sự cải tiến về quy trình sản phẩm, các kênh bán hàng, quy trình quản trị rủi ro, VIB đã tăng trưởng 78% số lượng thẻ tín dụng phát hành mới so với 2016.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tháng 11 năm 2018, VIB chính thức tung ra bộ sản phẩm thẻ tín dụng với 5 dòng sản phẩm chuyên biệt, “may đo” theo nhu cầu của các nhóm KH riêng biệt với các tính năng vượt trội: VIB Financial Free, VIB Rewards Unlimited, VIB Cash Back, VIB Travel Élite và VIB Happy Drive.Bộ nhận diện thương hiệu mới không chỉ giúp VIB được nhận diện tốt hơn mà kết quả đạt được cũng rất khả quan. Theo đó, số lượng thẻ phát hành mới đạt 176% so với năm 2017, điều đó chứng tỏ tỷ lệ khách hàng gắn bó với VIB ngày càng cao hơn
Với quyết tâm kiên trì theo đuổi định hướng “Dẫn đầu xu thế thẻ”, trong năm 2019, VIB đã triển khai và ra mắt các dòng Thẻ tín dụng cũng như các gói dịch vụ mang tính sáng tạo, độc đáo và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Theo đó, số lượng thẻ phát hành mới đạt 170% so với năm 2018. Trong năm 2019, VIB được tổ chức phát hành thẻ Mastercard ghi nhận là ngân hàng có doanh số chi tiêu thẻ tín dụng cao nhất năm tại Việt Nam, đồng thời Mastercard cũng ghi
56 56 56 56 56 56 56
nhận VIB là ngân hàng có doanh số thanh toán trực tuyến qua thẻ cao nhất Việt Nam, đây là một giải thưởng danh giá.
2.2 Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu gồm các bước sau:
57 57 57 57
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây
Thang đo nháp
Thảo luận chuyên gia
Điều chỉnh thang đo
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA.
Phân tích hồi quy, phân tích phương sai ANOVA
Kết luận và đề xuất chính sách
57 57 57
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 58 58 58 58 58 58 58
2.3 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ phổ biến như sau: rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý và rất không đồng ý.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả kế thừa các các câu hỏi khảo sát đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình gồm: biến độc lập Chuẩn chủ quan, Thái độ tiêu dùng, Chính sách ngân hàng, Tiện ích và Chi phí khi sử dụng thẻ; và biến phụ thuộc Quyết định sử dụng thẻ.
a, Biến độc lập chuẩn chủ quan:
Ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng có thể chịu sự ảnh hưởng từ quyết định, thái độ, sự quan tâm của nhóm những người có ý nghĩa quan trọng như cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, thần tượng... đối với thẻ tín dụng với từng mức độ mạnh yếu khác nhau tùy thuộc vào mức độ ý nghĩa, tầm quan trọng của họ đối với khách hàng. Biến độc lập chuẩn chủ quan, tác giả kế thừa cácthang đo của tác giả Lê Thanh Tú (2016), được phát biểu như sau:
Biến độc lập Biến quan sát Tác giả
Chuẩn chủ quan
Gia đình tôi cho rằng tôi nên sử dụng thẻ tín dụng VIB.
Lê Thanh Tú (2016) Bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị công tác,...
ủng hộ tôi dùng thẻ VIB.
Những người có kinh nghiệm khuyên tôi nên sử dụng thẻ VIB.
Tôi sử dụng thẻ tín dụng VIB vì những người xung quanh tôi sử dụng nó.
b,Biến độc lập thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ.
Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ: là mức độ của mỗi khách hàng đánh giá cao hay thấp hành vi sử dụng thẻ tín dụng; đó là sự cảm nhận của khách hàng về sự
59 59 59 59 59 59 59
hữu dụng, những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại và những nhận thức về những rủi ro và những hậu quả không lường phát sinh từ việc sử dụng thẻ tín dụng. Biến độc thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ được tác giả kế thừa các thang đo của tác giả Nguyễn Trà Giang (2016) được phát biểu như sau:
Biến độc lập Biến quan sát Tác giả
Thái độ với hành vi sử dụng
Sử dụng thẻ tín dụng VIB tạo sự thuận tiên, nhanh chóng và an toàn khi thanh toán
Nguyễn Trà Giang (2016) Thẻ tín dụng VIB cung cấp nguồn tài
chính linh hoạt trong chi tiêu Sử dụng thẻ tín dụng VIB giúp tận hưởng nhiều giá trị ưu đãi cộng thêm Sử dụng thẻ tín dụng VIBdụng giúp nâng cao được giá trị của bản thân.
c, Biến độc lập chính sách ngân hàng:
Nhiều ngân hàng phát hành thẻ đang thực hiện hàng loạt chương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó còn có các chiến lược khác nhau để quản lý hoạt động tiêu dùng qua thẻ của khách hàng để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng và an toàn tín dụng cho ngân hàng phát hành thẻ. Biến độc lập chính sách ngân hàng được tác giả kế thừa thang đo của tác giả Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) và được phát biểu như sau:
Biến độc lập Biến quan sát Tác giả
Chính sách ngân hàng
Sử dụng thẻ vì tiện ích rút tiền mặt của thẻ tín dụng.
Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Sử dụng thẻ để tích điểm, đổi quà tặng
hoặc hoàn tiền từ ngân hàng. Sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng được giảm giá, trả góp tại các địa điểm mua sắm
Sử dụng thẻ vì việc trả nợ thẻ khá dễ dàng bằng Internet Banking
Sử dụng thẻ vì chỉ cần thanh toán tỷ lệ tối thiểu trên tổng số tiền hàng tháng đã tiêu dùng
d, Biến độc lập sự tiện lợi:
60 60 60 60 60 60 60
Là lợi ích, tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng. Như sự thuận tiện khi thanh toán, thủ tục thanh toán đơn giản và nhanh chóng, nhiều địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.... Biến độc lập này kế thừa các biến quan sát trong mô hình của tác giả Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) và được phát biểu như sau:
Biến độc lập Biến quan sát Tác giả
Sự tiện lợi
Sử dụng thẻ vì tiện ích rút tiền mặt của thẻ tín dụng.
Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Sử dụng thẻ để tích điểm, đổi quà
tặng hoặc hoàn tiền từ ngân hàng. Sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng được giảm giá, trả góp tại các địa điểm mua sắm
Sử dụng thẻ vì việc trả nợ thẻ khá dễ dàng bằng Internet Banking
Sử dụng thẻ vì chỉ cần thanh toán tỷ lệ tối thiểu trên tổng số tiền hàng tháng đã tiêu dùng
e, Biến độc lập chi phí:
Chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra khi sử dụng thẻ tín dụng, nó bao gồm chi phí thường niên, phí phát hành thẻ, phí thanh toán, lãi suất, lãi phạt... Biến độc lập chi phí được tác giả kế thừa các thang đo trong nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tú (2016) và được phát biểu như sau:
Biến độc lập Biến quan sát Tác giả
Chi phí sử dụng thẻ
Tôi nhận thấy chi phí sử dụng thẻ thấp hơn so với các dịch vụ khác của ngân hàng.
Nguyễn Trà Giang (2016) Có nhiều loại chi phí, lãi suất về thẻ
tín dụng mà tôi phải trả: phí phát hành, phí giao dịch, chậm trả nợ,... Việc sử dụng thẻ tín dụng tạo áp lực, gánh nặng trả nợ cho tôi. 61 61 61 61 61 61 61
Chi phí cho việc sử dụng thẻ còn cao hơn so với lợi ích mà tôi nhận được.
f, Biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng:
Biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng tác giả kế thừa thang đo trong mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trà Giang (2016) và được phát biểu như sau:
Biến phụ thuộc Biến quan sát Tác giả
Quyết định sử dụng Tôi sẽ đăng ký sử dụng thẻ tín dụng của VIB. Nguyễn Trà Giang (2016) Tôi sẽ tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng
VIB trong thời gian tới
Tôi có ý định giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng thẻ tín dụng VIB.
Kết hợp giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo Likert 5 mức độ được bảng dưới đây:
(Trong đó: Mức độ đồng ý theo thang từ 1 đến 5) 1: Hoàn toàn không đồng ý.
2: Không đồng ý. 3. Bình thường. 4. Đồng ý.
5. Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.2: Câu hỏi và thang đo của các biến nghiên cứu.