Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis và cộng sự, 1989)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng quốc tế Việt Nam – VIB (Trang 41 - 49)

41 41 41 41 41 41

Thẻ tín dụng là một công nghệ tiên tiến, giúp cho người sử dụng phát huy hiệu suất làm việc và dễ sử dụng. Nghiên cứu mô hình chấp nhận công nghệ có thể được áp dụng để nghiên cứu quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân bao gồm 2 yếu tố là: Sự tiện ích và tính an toàn (dễ sử dụng) của thẻ tín dụng.

1.2. Tổng quan mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng ở các NHTM

1.2.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của NHTM

Việc phát triển lĩnh vực thẻ tín dụng nói riêng và lĩnh vực không dùng tiền mặt nói chung đã được quan tâm và phát triển trong hệ thống tài chính Việt Nam cũng như thế giới. Các công trình nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá các nhân tố tác động tới quyết định sử dụng thẻ ngân hàng đã được nghiên cứu ở Việt Nam cũng như thế giới điển hình như:

- Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh 9” Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngân hàng TP.HCM.Tác giả Đặng Lâm Quỳnh Như đã sử phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS. Luận văn đã chỉ rõ các nhân tố bao gồm: Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt, Thái độ tiêu dùng, Chính sách ngân hàng, Chi phí sử dụng, Sự tiện lợi đều ảnh hưởng và có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt có tác động lớn nhất tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng, tiếp theo là các nhân tố Thái độ tiêu dùng, Chính sách ngân hàng và cuối cùng là sự tiện lợi. Tất cả các nhân tố đều có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

- Lê Thanh Tú (2016), “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố HCM. Luận văn sử dụng phương pháp

42 42 42 42 42 42 42

nghiên cứu: nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, số liệu được xử lý thông tin từ sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 (Stastistiacal Package for the Social Sciences). Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: Thái độ, Quy chuẩn, Nhận thức và Chi phí, trong đó yếu tố Nhận thức có tác động lớn nhất, tiếp theo là yếu tố Thái độ và Quy chuẩn. Yếu tố chi phí có ảnh hưởng ngược chiều với ý định sử dụng thẻ tín dụng. Nghĩa là khi chi phí tăng thì người tiêu dùng có xu hướng ít sử dụng thẻ tín dụng và ngược lại.

- Trần Thái Phương Trang (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố HCM. Nghiên cứu của tác giả Trần Thái Phương Trang đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn khu vực TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và định lượng với mục đích xây dựng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng và xây dựng, kiểm định mô hình hồi quy OLS trên chương trình SPSS và phương pháp thu thập dữ liệu thống kê mô tả. Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại SCB như sau: yếu tố chi phí, yếu tố lợi ích, yếu tố hình ảnh ngân hàng, yếu tố sự thuận tiện và yếu tố về chính sách Marketing. Trong đó yếu tố chi phí có tác động lớn nhất tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng, tiếp đến là yếu tố lợi ích, hình ảnh ngân hàng, sự thuận tiện và cuối cùng là chính sách Marketing. Tất cả các yếu tố đều tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Nghĩa là khi các yếu tố tăng thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng cũng tăng lên và ngược lại.

43 43 43 43 43 43 43

- Nguyễn Hoàng Kiệt (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố HCM. Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng trên phần mềm SPSS để thực hiện hồi quy các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Qua nghiên cứu tác giả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: Hình ảnh thương hiệu, tham khảo người khác, an toàn bảo mật, chi phí sử dụng, chất lượng. Trong đó yếu tố thương hiệu có tác động lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng, tiếp theo là các nhân tố an toàn, chất lượng, chi phí và cuối cùng là yếu tố tham khảo. Các yếu tố có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng, nghĩa là khi các yếu tố trên tăng thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn và ngược lại.

- Nguyễn Quốc Hùng (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng HSBC- nghiên cứu khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”,Luận văn thạc sĩ, Đại học tài chính marketing. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng qua phần mềm SPSS. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ bao gồm: Hình ảnh ngân hàng, nhận thức tính dễ sử dụng, cạnh tranh giá, chuẩn chủ quan, nhận thức hữu ích và sự tin cậy. Trong đó yếu tố nhận thức hữu ích có tác động lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ, tiếp đến là yếu tố cạnh tranh giá, nhận thức dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, hình ảnh ngân hàng và cuối cùng là sự tin cậy. Các yếu tố đều có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Nghĩa là khi các yếu tố tăng thì quyết định sử dụng thẻ cũng tăng và ngược lại.

- Ngô Thị Tuyết Mai (2016), “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”,Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố HCM. Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát thống kê trên 330 người đã dùng thẻ và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: Nhận thức hữu ích, nhận thức

44 44 44 44 44 44 44

dễ sử dụng, quy chuẩn chủ quan khi sử dụng thẻ, nhận thức an toàn và chi phí sử dụng thẻ tín dụng. Trong đó, nhận thức tính hữu ích của thẻ tín dụng có tác động lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tiếp đến là quy chuẩn chủ quan khi sử dụng thẻ, chi phí sử dụng thẻ, nhận thức an toàn và cuối cùng là tính dễ sử dụng của thẻ. Các yếu tố đều có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Nghĩa là khi các yếu tố tăng thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng cũng tăng và ngược lại.

- Riungu Florence Kathure (2014) và các tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thẻ tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Kenya đăng trên tạp chí International Journal of Business & Law Research (ISSN: 2360-8986). Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê và hồi quy dựa trên phần mềm Statistical Packages for Social Science (SPSS) để nghiên cứu. Qua nghiên cứu các nhân tố: Sự hiểu biết về thẻ qua quảng cáo; Mức thu nhập; Trình độ học vấn; Lãi suất và phí khi dùng thẻ tín dụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng lãi suất và phí là nhân tố quyết định về việc sử dụng thẻ tín dụng, thu nhập và sự hiểu biết về thẻ qua quảng cáo đều có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tại ngân hàng Imperial Bank – Kenya.

- Suhana Mohamed (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng được đăng trên tạp chí Journal of Applied Environmental and Biological Sciences (ISSN: 2090-4274) ngày 20/5/2016. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra và hồi quy trên phần mềm Statistical Packages for Social Science (SPSS) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Trong mô hình, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng bao gồm 05 yếu tố: Việc dễ dàng tiếp cận thẻ tín dụng; Thẻ tín dụng được khuyến mãi tích cực từ nhà phát hành; Đề nghị mức trả tối thiểu thấp; Thái độ về việc sử dụng thẻ tín dụng; Sự hiểu biết liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Sau khi nghiên cứu, tác giả kết luận rằng chỉ có yếu tố sự hiểu biết liên quan đến thẻ tín dụng có ảnh hưởng và có mối quan hệ cùng chiều đến việc

45 45 45 45 45 45 45

sử dụng thẻ tín dụng. Các biến độc lập khác như: Việc dễ dàng tiếp cận thẻ tín dụng; Đề nghị hoàn trả mức tối thiểu thấp; Được khuyến mãi tích cực từ nhà cung cấp; Thái độ về việc sử dụng thẻ tín dụng không có mối quan hệ có ý nghĩa tới việc sử dụng thẻ tín dụng tại bệnh viện KLM – Malaysia.

- Muhammad Ali và các cộng sự (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo ở Pakistan đăng trên tạp chí Journal of Islamic Marketing. Trong nghiên cứu, tác giả áp dụng mô hình thuyết hành vi dự định để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng tại Pakistan. Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp thống kê và hồi quy trên phần mềm SPSS. Trong mô hình, các nhân tố được tác giả sử dụng để khảo sát bao gồm: Chuẩn chủ quan, thái độ tiêu dùng và chi phí tài chính. Kết quả cho thấy, chuẩn chủ quan có tác động lớn nhất và cùng chiều đến xu hướng sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Tiếp đến nhân tố thái độ có tác động cùng chiều thứ hai đế xu hướng sử dụng thẻ tín dụng. Cuối cùng là nhân tố chi phí tài chính phải trả có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.

Tổng hợp các công trình nghiên cứu được thể hiện trong phụ lục 3:

Phụ lục 2 cho thấy trong các mô hình nghiên cứu, số lượng các biến nhân tố độc lập là rất khác nhau. Chẳng hạn trong công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), tác giả sử dụng 05 biến độc lập để đánh sự ảnh hưởng tới biến phụ thuộc là quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Muhammad Ali (2017) đã sử dụng 03 biến độc lập để nghiên cứu ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo. Ngoài việc khác nhau giữa số biến độc lập trong các mô hình nghiên cứu của các tác giả, các tác giả còn sử dụng các biến độc lập khác nhau trong mô hình nghiên cứu của mình. Do vậy, kết quả nghiên cứu cũng rất khác nhau. Ví dụ, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) đã cho thấy nhân tố xu hướng không dùng tiền mặt có tác động cùng chiều và lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh 9.

46 46 46 46 46 46 46

Tuy vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Hoàng Kiệt (2015) cho thấy nhân tố thương hiệu mới chính là yếu tố tác động cùng chiều và lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Như vậy, đối với mỗi quốc gia, mỗi địa bàn và tại mỗi ngân hàng thì các nghiên cứu đã cho những kết quả khác nhau, không đồng nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng và mức độ tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng.

Ngân hàng VIB là một ngân hàng thương mại cổ phần lớn hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động khác thì hoạt động thẻ tại VIB đang được đẩy mạnh và tăng trưởng cao trên thị trường Việt Nam. Để có một chiến lược phát triển đầy đủ và bền vững cũng như có một bức tranh đầy đủ về hoạt động thẻ tín dụng tại VIB, cần có một nghiên cứu toàn diện giúp VIB nhận biết được các điểm mạnh và hạn chế trong việc thu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại mình, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tới thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức về thực trạng sử dụng thẻ tại VIB. Vì vậy, nghiên cứu của tác giả về các yếu tố quyết định đến việc sử dụng thẻ tín dụng tại VIB giúp VIB có được những chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại hiện nay.

1.2.2. Xác định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu:

Trong mô hình nghiên cứu của mình, dựa trên thuyết hành động hợp lý và thuyết hành vi dự định cùng với các biến độc lập đã được nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng và có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các mô hình nghiên cứu trước đây. Dưới đây là bảng các biến trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu đã được các tác giả khảo sát thực tiễn trong các công trình nghiên cứu trước đó.

Bảng 1.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu

STT Biến trong mô hình Các tác giả đang sử dụng

1 Chuẩn chủ quan Lê Thanh Tú (2016)

Nguyễn Quốc Hùng (2015) 47 47 47 47 47 47 47

STT Biến trong mô hình Các tác giả đang sử dụng

Ngô Thị Tuyết Mai (2016) Muhammad Ali (2017) Nguyễn Trà Giang (2016) 2 Thái độ tiêu dùng

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Trà Giang (2016) Lê Thanh Tú (2016) Suhana Mohamed (2016) Muhammad Ali (2016) 3 Chính sách ngân hàng/Hình ảnh/ Thương hiệu

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Hoàng Kiệt (2015) Nguyễn Quốc Hùng (2015) RIUNGU Florence Kathure (2014)

Nguyễn Trà Giang (2016) 4 Sự tiện lợi

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018)

5 Chi Phí

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Trà Giang (2016) Ngô Thị Tuyết Mai (2016) Lê Thanh Tú (2016) Muhammad Ali (2017) Riungu Plorence kathure (2014)

Ngô Hoàng Kiệt (2015)

48 48 48 48 48 48 48

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng quốc tế Việt Nam – VIB (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w