Bảng 1.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng quốc tế Việt Nam – VIB (Trang 47 - 56)

1 Chuẩn chủ quan Lê Thanh Tú (2016)

Nguyễn Quốc Hùng (2015) 47 47 47 47 47 47 47

STT Biến trong mô hình Các tác giả đang sử dụng

Ngô Thị Tuyết Mai (2016) Muhammad Ali (2017) Nguyễn Trà Giang (2016) 2 Thái độ tiêu dùng

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Trà Giang (2016) Lê Thanh Tú (2016) Suhana Mohamed (2016) Muhammad Ali (2016) 3 Chính sách ngân hàng/Hình ảnh/ Thương hiệu

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Hoàng Kiệt (2015) Nguyễn Quốc Hùng (2015) RIUNGU Florence Kathure (2014)

Nguyễn Trà Giang (2016) 4 Sự tiện lợi

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018)

5 Chi Phí

Trần Thái Phương Trang (2013)

Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) Nguyễn Trà Giang (2016) Ngô Thị Tuyết Mai (2016) Lê Thanh Tú (2016) Muhammad Ali (2017) Riungu Plorence kathure (2014)

Ngô Hoàng Kiệt (2015)

48 48 48 48 48 48 48

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Chuẩn chủ quan: Chuẩn chủ quan là mức độ ảnh hưởng từ thái độ của những người liên quan đối với việc mua sản phẩm, dịch vụ hay sử dụng thương hiệu của người sử dụng. Ở đây, động cơ của người sử dụng là làm theo mong muốn của những người liên quan như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thần tượng hay tác động của các yếu tố quảng cáo qua các kênh như báo dài, ti vi, internet,…. Khi những người có liên quan thể hiện thái độ càng tốt đối với thẻ tín dụng thì xu hướng và động lực sử dụng thẻ tín dụng người tiêu dùng cũng ngày càng tăng. Như vậy, có mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Biến “Chuẩn chủ quan” được ký hiệu là CQ. Giả thuyết thứ nhất được đề xuất như sau:

Giả thuyết H1: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Thái độ tiêu dùng: Thái độ được hiểu là những đánh giá, cảm xúc và những khuynh hướng hành động tương đối nhất quán về một sự vật, hiện tượng hay một ý tưởng nào đó. Những đánh giá này rất khó thay đổi vì chúng dẫn dắt con người hành động theo một thói quen khá bền vững trong suy nghĩ và khi hành động. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, thái độ tiêu dùng là đánh giá của khách hàng về thẻ tín

49 49 49 49 Chuẩn chủ quan

Thái độ tiêu dùng Quyết định sử dụng thẻ Chính sách ngân hàng Sự tiện lợi Chi phí 49 49 49

dụng sau khi đã sử dụng nó. Đó là có thể là những cảm nhận, đánh giá hài lòng hay không, tích cực hay tiêu cực của khách hàng tùy thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà sản phẩm thẻ có thể đáp ứng hay chính là sự ảnh hưởng tiêu cực đến mặt tài chính của họ, của gia đình họ nếu các khoản nợ của thẻ không được thanh toán đúng hạn. Có sự mối quan hệ giữa thái độ tiêu dùng à quyết định có tiếp tục hay không tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng. Biến ‘‘Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng’’ được ký hiệu là TD. Giả thuyết thứ hai được đề xuất như sau:

H2: Thái độ tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Chính sách Ngân hàng: Chính sách của một tổ chức nói chung có thể hiểu là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định để đạt được các kết quả hợp lý. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, chính sách ngân hàng là toàn bộ các quy định của ngân hàng đưa ra để đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra. Các ngân hàng trong các giai đoạn khác nhau có thể sẽ có những mục tiêu đề ra khác nhau. Các mục tiêu của ngân hàng có thể là mở rộng phát triển khách hàng, tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro…. Tùy từng thời điểm và các điều kiện khác nhau, các ngân hàng thương mại sẽ chọn một mục tiêu hay một nhóm các mục tiêu để thực hiện. Các quy định của các ngân hàng áp dụng đối với việc phát hành thẻ tín dụng hiện nay như yêu cầu về pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu…), yêu cầu chứng minh về thu nhập (thu nhập hàng tháng), lịch sử tín dụng…vv.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện coi trọng việc mở rộng đối tượng dùng thẻ tín dụng. Do vậy, chính sách phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng thông thoáng hơn, hạn mức chi tiêu đối với thẻ tín dụng cũng lớn hơn và thêm nhiều ưu đãi cho các đối tượng sử dụng thẻ để thu hút khách hàng. Vì vậy, các chính sách của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Biến “Chính sách ngân hàng” được ký hiệu là CS. Giả thuyết thứ 3 được đề xuất như sau:

H3: Chính sách ngân hàng có ảnh hưởng tích cực tới quyết định sử dụng

50 50 50 50 50 50 50

thẻ tín dụng của khách hàng.

Sự tiện lợi: Sự tiện lợi là lợi ích mang mà thẻ tín dụng lại cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng. Có nhiều tiện ích mà thẻ tín dụng có thể mang lại cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Sự tiện ích của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng là tính an toàn trong thanh toán do không phải mang theo tiền mặt, được thanh toán trong trường hợp thiếu hụt tài chính, được thanh toán khi mua hàng qua mạng online, được nhiều nơi chấp nhận thanh toán… Sự tiện ích của thẻ tín dụng của phụ thuộc vào từng ngân hàng, nó cũng thay đổi theo thời gian do yếu tố công nghệ mang lại. Do vậy, sự tiện lợi của thẻ tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến việc quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Biến “Sự tiện lợi” được ký hiệu là TL. Giả thuyết thứ 4 được đề xuất như sau:

H4: Sự tiện lợi có ảnh hưởng tích cực tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Chi phí sử dụng thẻ: Chi phí sử dụng thẻ tín dụng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Nó gồm phí phát hành thẻ tín dụng, phí thường niên mà khách hàng phải đóng hàng năm, phí phát sinh trong quá trình giao dịch, lãi suất, phí phạt… Tại các TCTD phát hành khác nhau thì mức chi phí sử dụng thẻ cũng quy định khác nhau, thậm chí tại từng ngân hàng trong mỗi thời kỳ cũng quy định mức chi phí sử dụng thẻ khác nhau. Khách hàng sẽ cân nhắc đến chi phí sử dụng thẻ tín dụng với những tiện ích mà nó mang lại. Do vậy, chi phí phí sử dụng thẻ có tác động tiêu cực đến việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Khách hàng có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn nếu chi phí sử dụng thẻ thấp hơn và ngược lại. Biến “Chi phí” được ký hiệu là CP. Giả thuyết thứ 5 được đề xuất như sau:

H5: Chi phí sử dụng thẻ tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Mô hình toán học được mô tả như sau:

QĐ = β + α1 CQ + α2 CS +α3 TĐ + α4 TL – α5 CP 51 51 51 51 51 51 51

Trong đó QĐ: là biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng. CQ: là biến độc lập chuẩn chủ quan.

CS: là biến độc lập chính sách ngân hàng. TĐ: là biến độc lập thái độ

TL: là biến độc lập sự tiện lợi.

CP: là biến độc lập chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng. β: là hệ số tự do.

αi: là hệ số của các biến độc lập.

Theo quy luật cung cầu, chi phí sử dụng hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng lên thì nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nó có xu hướng giảm xuống. Vì vậy, hệ số α5 của biến chi phí mang dấu âm (-), thể hiện sự biến động khác chiều giữa chi phí và nhu cầu sử dụng. 52 52 52 52 52 52 52

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 95/GP-NHNN ngày 28 tháng 09 năm 2018 (thay thế Giấy phép hoạt động số 0060/NH-GP ngày 25 tháng 01 năm 1996) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm kể từ ngày 25 tháng 01 năm 1996.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng khi thành lập vào năm 1996 là 50 tỷ đồng và được tăng theo từng thời kỳ theo quyết định của Đại Hội đồng Cổ đông. Số vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 9.245 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại tầng 1 (tầng trệt) và tầng 2 Tòa nhà Sailing Tower, Số 111A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2019, Ngân hàng có Hội sở chính, 163 đơn vị kinh doanh bao gồm Hội sở chính, 50 chi nhánh, 112 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước và 01 công ty con.

2.1.2. Quá trình phát triển

Là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bán lẻ thuộc top cao nhất trong 3 năm, VIB liên tục dẫn đầu thị trường về thị phần cho vay mua ôtô. Ngân hàng VIB cũng

53 53 53 53 53 53 53

nằm trong Top 3 trong nhiều năm và từ năm 2019 vươn lên Top 1 về doanh số bảo hiểm Bancasurance. Bên cạnh đó, VIB còn được biết đến là ngân hàng dẫn đầu về xu thế thẻ tín dụng với các dòng thẻ tín dụng có tính năng, công nghệ chưa từng được giới thiệu tại Việt Nam; và là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng trong top đầu thị trường, có doanh số chi tiêu thẻ dẫn đầu thị trường. VIB cũng là ngân hàng ứng dụng các công nghệ thẻ hiện đại nhất hiện nay. Đồng thời, ngân hàng số của VIB, đặc biệt là ứng dụng MyVIB, được giới chuyên môn đánh giá rất cao về trải nghiệm người dùng. Tại Việt Nam, VIB là ngân hàng duy nhất 4 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019 và 2020) được nhận giải thưởng về lĩnh vực ngân hàng số từ tạp chí The Asset, trong khuôn khổ giải thưởng “The Asset Triple A Digital Awards” nhằm tôn vinh những tổ chức tài chính, công ty công nghệ đạt được thành tựu xuất sắc trong việc phát triển và đưa vào sử dụng ứng dụng kỹ thuật công nghệ số tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (bao gồm Nhật Bản và Úc).

2.1.3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian nghiên cứu

Những năm gần đây, VIB là một trong những đơn vị thể hiện mạnh mẽ nhất trong mảng thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tạp chí quốc tế GBM (GBM là tạp chí hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh về lĩnh vực thương hiệu, chuyên cung cấp những tin tức mới nhất, đánh giá, nhận định, thăm dò ý kiến về các thương hiệu lớn) đánh giá cao những đổi mới liên tục của Ngân hàng VIB, đặc biệt là việc cho ra đời những dòng thẻ có hàm lượng cao về công nghệ và tính sáng tạo, với những tính năng và lợi ích vượt trội, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Sự năng động của VIB trong lĩnh vực thẻ đã góp phần làm sôi động thị trường thẻ tín dụng và ghi dấu cho việc giành lại thế tiên phong của các ngân hàng Việt trên thị trường.

Những nỗ lực và sự sáng tạo không ngừng của VIB đã góp phần thay đổi thói quen dùng thẻ của khách hàng Việt. Theo đó, thay vì mở thẻ và nhận 1 phần quà ban đầu nhưng sau đó người dùng không được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trong thời gian sử dụng thẻ, thì giờ đây các dòng thẻ tín dụng mang thương hiệu VIB đem lại sự bảo mật tối đa và những quyền lợi thiết thực, nổi trội cho từng hoạt

54 54 54 54 54 54 54

động chi tiêu của người dùng trong suốt vòng đời của thẻ. Điều này khuyến khích khách hàng chi tiêu qua thẻ nhiều hơn thay vì dùng tiền mặt, góp phần tích cực thúc đẩy tiến trình chi tiêu không tiền mặt của Chính phủ đề ra.

55 55 55 55 55 55 55

Bảng 2.1: Kết quả phát hành thẻ giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng quốc tế Việt Nam – VIB (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w