65. Rasesu gedhaṃ akaraṃ alolo anaññaposī sapadānacārī,
kule kule appaṭibaddhacitto eko care khaggavisāṇakappo. 65. Không tham đắm các vị, Không tác động, không tham, Không nhờ ai nuôi dưỡng, Chỉ khất thực từng nhà. Ðối với mọi gia đình, Tâm không bị trói buộc, Hãy sống riêng một mình Như tê ngưu một sừng. (HT Thích Minh Châu dịch)
“Đừng tham đắm vị ngon, khỏi phải nuôi dưỡng ai, nên tuần tự du hành, chẳng vướng bận thế tình và ra điều kiện một mình như loài tê ngưu.”
DUYÊN SỰ:
Ở Bārāṇasī có một nhà vua thường sống vô tâm lãnh đạm với mọi người chung quanh.
Một hôm, triều thần đưa vua vào vui chơi trong thượng uyển. Đến bữa ăn, đầu bếp mang lên dâng vua nhiều thức ăn mỹ vị ngon lành. Gặp món hợp khẩu, vua mải mê thưởng thức quên đi đám quần thần đang ngồi bên dưới chờ được ban ân mưa móc.
Ăn trưa xong, nhà vua đi nằm nghỉ một lát rồi lại cùng các quan xuống hồ tắm rửa đùa giỡn. Chợt tới bữa ăn chiều, vua lại tiếp tục ăn hết những gì nhà bếp bưng lên. Đoàn tùy tùng vẫn không tỏ thái độ gì trước sự thiếu tế nhịn đó bởi dù gì thì vua cũng là vua.
74
Thế rồi một ngày vui chơi đã hết, vua tôi kéo nhau rời vườn thượng uyển và ai về chỗ nấy.
Khi chỉ còn lại một mình, vua Bārāṇasī chợt nhớ lại những giây phút tưng bừng ở ngự viên và thật khó chịu khi hai bữa ăn ngon miệng kia cứ lởn vởn trong đầu nha vua như những lời trách móc và cắn rứt. Tự nhiên vua cảm thấy một chút gì hối hận. Ông đã ăn một mình, ăn một cách tàn nhẫn, phải chi lúc đó ông ban xuống cho đám tùy tùng một thức gì thật ít, thật dở cũng được…
Từ trong nỗi ăn năn dằn vặt đó, vua nghĩ tới một điều thật thấm thía:
-Ta đã không khắc chế được khẩu dục nên mới ăn uống ích kỷ đến thế. Khẩu dục là Tham Ái, ta nhất định quyết phải đoạn trừ tham ái để nỗi hối hận hôm nay sẽ không còn có lần tái hiện. Sau tư tưởng rất ư chân lý đó, vua quyết định ra đi xuất gia trong rừng núi và chẳng bao lâu sau đó, ông chứng thành Độc Giác Phật.
75