Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 91)

- Điều kiện kinh tếxã hội

2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế

- Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, quản lý chất lượng công trình xây dựng còn hạn chế, chưa tương xứng với khối lượng công việc phải làm; Công tác chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong thi công xây dựng công trình chưa bảo đảm yêu cầu.

- Sự phối hợp các ngành trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng chưa được chặt chẽ, chưa xây dựng được cơ chế pphoois hợp thực hiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng được triệt để.

- Các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng gồm: Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế còn chưa thực sự quan tâm đến công tác báo cáo quản lý chất lượng công trình; công tác bảo trì công trình chưa được chủ đầu tư triển khai đầy đủ…

- Một số chủ đầu tư thực hiện việc lựa chọn các đơn vị, nhà thầu tham gia thi công các dự án chưa bảo đảm về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định; trong đó, nhiều doanh nghiệp còn yếu về năng lực và kinh nghiệm.

- Do địa bàn rộng, số lượng công trình được đầu tư nhiều, nằm rải rác từ miền núi, vùng sâu, vùng xa đến vùng ven biển, bãi ngang; trong khi đó lực lượng chuyên trách về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố còn thiếu.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA

SỞ XÂY DỰNG TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 91)