Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 91 - 93)

- Điều kiện kinh tếxã hội

3.1.2.Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở

xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Thực hiện lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tỉnh dự kiến sẽ trình các cấp mở rộng, thay đổi so với quy hoạch chung trước đây để tạo quỹ đất đầu tư phát triển, làm cơ sở, định hướng xây dựng và phát triển tỉnh trong thời gian tới.

Tỉnh Lạng sơn cần tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành các dự án xây dựng dân dụng đang thực hiện để nâng cao các tiêu chí về hạ tầng trên địa bàn tỉnh trong thời gian ngắn trước mắt.

Phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho tỉnh lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để thực hiện đầu tư các dự án phát triển hệ thống xây dựng dân dụng như các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái, nhà ở xã hội,…

Chủ động nghiên cứu, báo cáo đề xuất, triển khai thực hiện xây dựng các khu dân cư quy mô nhỏ, các công trình, dự án về phát triển du lịch, bảo vệ môi trường,... để góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Ngoài ra, tỉnh cần tăng cường phối hợp với các cấp, ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong các lĩnh vực quy hoạch, quản lý và phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng, xúc tiến kêu gọi đầu tư, các cơ chế chính sách đặc thù để thu hút nhiều hơn các nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đô thị.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng công trình xây dựngdân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Thứ nhất, tăng cường phổ biến, hướng dẫn triển khai các nội dung đổi mới theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật,

đặc biệt đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ tại các địa phương; kịp thời phát hiện, xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện để hướng dẫn, nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế; sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn các Nghị định liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường năng lực cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng; kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn về xây dựng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Xây dựng.

Thứ ba, rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng theo hướng đồng bộ, hội nhập với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng nói chung, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình của các chủ thể xây dựng trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình.

Thứ năm, hằng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình xây dựng; thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động tư vấn xây dựng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt đối với các tổ chức và cá nhân tư vấn đầu tư xây dựng không đủ điều kiện năng lực theo quy định, thiếu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp, để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở và các văn bản pháp lý có liên

quan; Trường hợp phát hiện có dấu hiệu cố tình vi phạm, gây thiệt hại về tài sản và chất lượng công trình, tùy theo mức độ vi phạm sẽ đề xuất chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 91 - 93)