GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA SỞ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 93)

- Điều kiện kinh tếxã hội

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA SỞ XÂY DỰNG

dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn

Với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng dân dụng công cộng trên địa bản tỉnh Bắc Ninh, tác giả Luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng của nhóm giải pháp này bao gồm: UBND các cấp; Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; các phòng chức năng cấp huyện (Phòng quản lý đô thị; Phòng hạ tầng kinh tế; Phòng kinh tế).

3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

* Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý Nhà nước.

- Tổ chức đánh giá, phân loại lực lượng công chức, viên chức hiện có để lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Giao cho một đơn vị sự nghiệp của Sở Xây dựng có chức năng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về xây dựng. Đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý Nhà nước và các lĩnh vực quản lý trực tiếp khác (của Chủ đầu tư, của các nhà thầu). Đây là một giải pháp rất thiết thực và khả thi, trong khi cơ quan quản lý Nhà nước không đủ điều kiện để thực hiện việc này.

- Tăng cường cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ ở Bộ, ngành. - Chú trọng việc tự bồi dưỡng (tự giác và có tổ chức).

Ví dụ:

+ Hàng tuần hoặc hàng tháng cơ quan tự tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ (có phân công người truyền đạt hoặc mời chuyên gia).

+ Các hình thức trao đổi, rút kinh nghiệm định kỳ về chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo v.v…

* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

3.2.2. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng công cộng

* UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể về nâng cao năng lực quản lý Nhà n- ước về chất lượng công trình xây dựng theo giải pháp nêu tai mục a phần này.

* UBND tỉnh Ban hành quy chế phối hợp.

- Giữa Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (tương tự ở cấp huyện có quy chế phối hợp giữa các phòng chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng ở huyện).

- Giữa Sở Xây dựng và Sở Khoa học và Công nghệ về quản lý chất lượng vật liệu xây dựng.

- Giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và Sở Xây dựng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực điều kiện năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng.

* Công tác bảo trì: Khảo sát đánh giá thực trạng, ban hành qui định về bảo trì (việc lập kế hoạch, kiểm tra, bố trí nguồn kinh phí...).

* Tăng cường chính sách thu hút nhân lực kỹ thuật và nhân tài (với các ngành nói chung, trong đó có Ngành Xây dựng). Tỉnh đã có chính sách nhưng chưa đủ mạnh, chỉ thiên về thu hút nhân tài nên trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả thu hút, do đó cần bổ sung chính sách này theo hướng:

- Tăng thêm mức độ khuyến khích hỗ trợ về kinh tế.

- Mở rộng đối tượng khuyến khích để thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi. - Tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh của tỉnh, của Ngành xây dựng ở các trường đại học.

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng

Theo Lụât Xây dựng, việc phân cấp quản lý khá mạnh. Theo đó, công tác quản lý nhà nước không thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, phải tăng cường công tác kiểm tra. Cần phát triển hoạt động kiểm định chất lượng để làm cơ sở giám định

chất lượng CTXD, có như vậy mới đánh giá được đầy đủ, chính xác chất lượng công trình.

Hoạt động kiểm tra phải toàn diện: Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình của cơ quan cấp trên với cấp dưới; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư và công tác bảo trì của chủ sử dụng; kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; kiểm tra chất lượng vật liệu của các cơ sở sản xuất và kinh doanh.

Vấn đề cần khắc phục của giải pháp này cốt lõi vẫn là tình trạng thiếu nhân sự thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động về chất lượng công trình của các chủ thể. Vì vậy cần tăng cường năng lực cho Trung tâm kiểm định với chắc chắn rằng Trung tâm sẽ là công cụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD), đảm nhận một số công việc trong hoạt động kiểm tra trọng tâm là các công trình dân dụng công cộng có nguy cơ tiềm ẩn khi sảy ra sự có ảnh hưởng tới tính mạng của nhiều người.

3.2.4. Tăng cường quản lý trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng về nội dung đăng tải năng lực hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, được coi là điều kiện thông tin tiên quyết khi lựa chọ các Nhà thầu tham gia xây dựng công trình

Tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Chính phủ đã quy định việc đăng tải thông tin các Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng nhằm minh bạch hóa việc lựa chọn các Nhà thầu xây dựng, phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời cũng là điều kiện để lựa chọn Nhà thầu đã được công khai trên trang thông tin điện tử của chính quyền quản lý về chất lượng công trình xây dựng.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại Bắc Ninh thông qua quản lý trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng cần:

- Quy định việc ra soát chặt chẽ hồ sơ năng lực của các đơn vị, tổ chức có nhu cầu đăng tải (bao gồm cả việc kiểm tra trên hồ sơ năng lự và kiểm tra thực tế) nhằm đảm bảo rằng các đơn vị, tổ chức được đăng tải đúng năng lực của mình.

- Quy định việc cảnh báo vi phạm của các Nhà thầu trên trang điện tử của sở để các chủ đầu tư có thể cập nhật khi lựa chọn các Nhà thầu cho dự án của mình.

- Quy định về việc gỡ bỏ thông tin năng lực của Nhà thầu trên trang điện tử của Sở Xây dựng, khi Nhà thầu vi phạm nghiêm trọng chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt là chất lượng công trình xây dựng dân dụng công cộng khi sảy ra sự cố ảnh hưởng tới tính mạng của nhiều người.

- Quy định việc kiểm tra các Nhà thầu đã được công khai thông tin trên trang điện tử của Sở Xây dựng, nhằm đảm bảo rằng năng lực của Nhà thầu khi đăng tải và năng khi kiểm tra tại mọi thời điểm là phù hợp.

Thông qua việc bắt buộc đăng tải thông tin năng lực của các Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN

Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng dân dụng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Qua nội dung nghiên cứu đề tài“Một số giải pháp Quản lý chất lượng công

trình xây dựng tại Ban Quản lý đầu Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân

dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn”tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề chính như sau:

- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước Việt Nam

- Đánh giá thực trạng Quản lý chất lượng công trình xây dựng dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.

- Đề xuất giải pháp Quản lý chất lượng công trình xây dựng dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.

Trên cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực điều hành dự án để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn, các giải pháp chủ yếu bao gồm:

Hoàn thiện về bộ máy nhân sự ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn

- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn

- Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn - Nâng cao công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế

1. Bộ Xây dựng(2016), Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng

2. Bộ Xây dựng(2016), Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ

Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

3. Bộ Xây dựng(2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của

Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

4. Bộ Xây dựng(2019), Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 về việc

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016;

5. Bộ Xây dựng(2019), Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019 của

Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD;

6. Cục Thống kê Lạng Sơn, Niên giám Thống kê năm 2016, 2017, 2018, 2019

của tỉnh Lạng Sơn.

7. Chính phủ(2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính

phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

8. Chính phủ(2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính

phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

9. Chính phủ(2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

10. Chính phủ(2017), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

11. Chính phủ(2019), Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

13. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu(2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về Kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động – Xã hội

14. Lê Trung Thành, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân

15. Mai Văn Bưu(2008), Giáo trình hiệu quả và quản lý các dự án nhà nước,

NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội

16. Mỵ Duy Thành(2012), Bài giảng môn học Quản lý chất lượng công trình,

Đại học Thủy Lợi, Hà Nội

17. Ngô Thắng Lợi(2009), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Đức Chiến(2014), Luận văn thạc sĩ, Đề xuất giải pháp nâng cao

công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình, Trường Đại học Thủy Lợi.

19. Nguyễn Hoàng Quốc Trị(2016), Luận văn thạc sĩ, Đề xuất giải pháp quản

lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

20. Nguyễn Thị Hồng Minh(2014), Giáo trình Giám sát và đánh giá theo định

hướng kết quả, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Quốc hội(2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

22. Tạ Xuân Hạnh(2013), Luận văn thạc sĩ, Quản lý nhà nước chất lượng công

trình xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thông huyện Mê Linh, thành phố Hà

Nội, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

23. Trần Minh Thuận(2016), Luận văn thạc sĩ, Hoàn thiện công tác quản lý

chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Quy trình bảo vệ Luân văn Thạc sĩ năm 2017, Viện sau đại học, trường Đại học KTQD, Hà Nội.

25. UBND tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018, 2019.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý nhà nước)

Kính thưa ông/bà!

Chúng tôi đang thực đề tài nghiên cứu về Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh LẠng Sơn. Mong ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây bằng cách ghi ý kiến của mình vào chỗ (...) hoặc đánh dấu (x) vào ô trống mà ông/bà cho là phù hợp với ý kiến của mình. Mọi thông tin ông/bà cung cấp nhằm phục vụ mục đích khoa học và được bảo mật.

Phần 1. Thông tin cá nhân người trả lời

Giới tính:……….. Vị trí công tác:………. Số năm kinh nghiệm:……….. Phần 2. Nội dung chính

Đánh giá về Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Theo ý kiến của ông/bà, thực trạng tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Sở Xây dựng như thế nào? Ông/bà hãy khoanh tròn vào đáp án mình cho là phù hợp

a. Tốt b. Khá

c. Trung bình. d. Yếu

e. Kém

(Dành cho Đại diện Người sử dụng)

Kính thưa ông/bà!

Chúng tôi đang thực đề tài nghiên cứu về Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh LẠng Sơn. Mong ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây bằng cách ghi ý kiến của mình vào chỗ (...) hoặc đánh dấu (x) vào ô trống mà ông/bà cho là phù hợp với ý kiến của mình. Mọi thông tin ông/bà cung cấp nhằm phục vụ mục đích khoa học và được bảo mật.

Phần 1. Thông tin cá nhân người trả lời

Giới tính:………..

Số năm sử dụng công trình:……….. Phần 2. Nội dung chính

1. Đánh giá về chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Lạng SơnTheo ý kiến của ông/bà, tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng như thế nào? Ông/bà hãy khoanh tròn vào đáp án mình cho là phù hợp

Ông/bà hãy khoanh tròn vào đáp án mình cho là phù hợp a. Tốt

b. Trung bình

c. Chưa tốt.

d. Ít quan trọng

e. Không quan tâm

2. Đánh giá Mức độ hài lòng về chất lượng các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Ông/bà hãy khoanh tròn vào đáp án mình cho là phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w