- Điều kiện kinh tếxã hội
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH LẠNG SƠN
Xây dựng tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Thực trạng tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Sở Xây dựng
Thời gian qua, Sở Xây dựng xác định công tác xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác, do đó Sở Xây dựng luôn tập trung các nguồn lực để nâng cao chất lượng soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đến các chủ đầu tư và các chủ thể liên quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng gồm tư vấn quản lý dự án, khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng, kịp thời tham mưu trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, nhất là các văn bản liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trên địa bàn tỉnhi, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn cũng đã thường xuyên phổ biến cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới về xây dựng cơ bản nói chung và về quản lý chất lượng công trình nói riêng cho các chủ thể liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công thông qua việc ban hành văn bản số 1634/SXD-QLXD ngày
11/12/2019 về một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn quản lý dự án, khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, Sở đã ban hành hướng dẫn trình tự, thủ tục trong xây dựng cơ bản; tóm tắt các văn bản liên quan, thống kê các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan nghiên cứu, áp dụng thuận lợi nhất và ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án. Bên cạnh đó, công tác nội nghiệp cũng được thực hiện đúng quy định, hồ sơ thiết kế, kết quả thí nghiệm kiểm tra vật tư, vật liệu, thiết bị đầu vào cho đến sản phẩm thi công.v.v… đều được lập và lưu trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm toán về sau.
Sở Xây dựng thời gian qua cũng đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản mới về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn; tập trung nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư thông qua sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề; tiến hành kiểm tra các đơn vị tư vấn.
Việc tổ chức phối hợp chặt chẽ cùng với các Chủ đầu tư và các bên liên quan giải quyết, xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã chủ động phối hợp xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong toàn bộ quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của từng dự án (đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh); phối hợp với Chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công; tổ chức vận động, tuyên truyền để người dân đồng thuận với việc thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án; quản lý chặt chẽ quy hoạch, không để xảy ra tình trạng phát sinh công trình, trồng thêm cây cối, hoa màu trên khu vực đất đã được quy hoạch;
Sở Xây dựng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu..., Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/52015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng;
Tuy nhiên, công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh đang gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng đã hoàn chỉnh song còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2.2.2. Thực trạng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
2.2.2.1. Thực trạng công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn
2.2.2.1.1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
Hằng năm, Sở xây dựng phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch cũng như tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra định kỳ bao gồm tổ chức kiểm tra các công trình đang thi công, các hạng mục thi công của các công trình đang xây dựng thuộc thẩm quyền phụ trách của đơn vị. Năm 2016 có 967 dự án đang triển khai đầu tư
xây dựng trên địa bản tỉnh Lạng Sơn (theo báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh năm 2016 của sở Xây dựng), chủ yếu là công trình xây dựng dân dụng. Vậy các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng còn tồn tại những vấn đề cơ bản gì về quản lý chất lượng công trình xây dựng?
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, sở Xây dựng đã tiến hành lập kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng thường xuyên và đột xuất nhằm phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các vi phạm về chất lượng công trình với nội dung theo bảng sau:
Bảng 2.2 Thời điểm và tần suất các cuộc kiểm tra Các công việc
trong quá trình thực hiện dự án
Thời điểm thực hiện
kiểm tra Mục đích Tần suất
Quản lý chất lượng
Trong quá trình thi công
Nhằm đảm bảo dự án có triển khai hệ thống quản lý dự án và quản lý chất lượng phù hợp. Tùy thuộc quy mô công trình Hoàn thành công trình Khi nhận được Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
Nhằm phát hiện những vấn đề chủ yếu, hướng dẫn khắc phục.
1 lần
* Tần suất của các đợt kiểm tra quản lý chất lượng được quyết định tùy thuộc và loại và quy mô công trình.
2.2.2.1.2. Quy trình thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
* Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công
Mục đích của công tác kiểm tra trong quá trình thi công là nhằm đảm bảo dự án được thi công xây dựng đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan quy định về việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và chi tiết về kiểm tra nghiệm thu, nhưng không quy định chi tiết về kiểm tra trong quá trình thi công. Bất kỳ khiếm khuyết nào cũng cần được phát hiện càng sớm càng tốt để có những biện pháp khắc phục, việc khắc phục các khiếm khuyết sẽ dễ dàng hơn nếu phát hiện ra ngay khi vừa thi công xong bộ phận đó.
Tần suất của công tác kiểm tra chất lượng trong thời gian thi công dựa trên khối lượng thi công hoàn thành. Đề xuất tần suất này dựa trên quan điểm khi đã tập hợp quá nhiều dữ liệu/tài liệu/biên bản, thí nghiệm kiểm soát chất lượng thì sẽ khó để kiểm tra. Nên phát hiện các vấn đề càng sớm càng tốt và cần bàn bạc về các giải pháp khắc phục cần thiết. Vì vậy, khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm tra trong quá trình thi công không nên quá lâu.
Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm tra giai đoạn thi công
2.2.2.1.3. Tổng hợp đánh giá chất lượng công trình thông qua công tác thanh tra, kiểm tra
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh. Việc sai phạm xảy ra hầu hết trong các khâu từ khảo sát xây dựng đến hoàn thành công trình đua vào xử dụng. Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các Nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp) thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu công trình xây dựng thì chất lượng công trình xây dựng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên thông qua việc thanh tra, kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và đột xuất đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết phải khắc phục dẫn đến việc tăng kinh phí đầu tư, kéo dài tiến độ xây dựng giảm hiệu quả đầu tư. Các vi phạm về chất lượng công trình đều được xử lý theo phân cấp tùy theo mức độ ảnh hưởng của sai pham mà có các hình thức xử lý và khắc phục khác nhau. Thống kê tình hình vi phạm chất lượng công trình xây dựng dân dụng trong các năm vừa qua như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp công trình sai phạm khâu khảo sát xây dựng
T Năm Tổng số công trình Có thực hiện khảo sát Không thực hiện khảo sát Kết quả khảo sát Đạt không đạt Vị trí không hợp lý Số liệu không chính xác Số lượng công trình Cơ cấu (%) Số lượng công trình Cơ cấu (%) Số lượng công trình Cơ cấu (%) Số lượng công trình Cơ cấu (%) Số lượng công trình Cơ cấu (%) 1 2016 162 72 44.44 52 32.10 108 86,40 8 6,40 9 7,20 2 2017 156 101 64.74 48 30.77 107 87,70 8 6,56 7 5,74 3 2018 208 118 56.73 97 46.63 114 91,20 6 4,80 5 4,00 4 2019 238 130 54.62 137 57.56 153 98,08 2 1,28 1 0,64 Tổng 764 421 55.14 343 41.77 482 91.28 24 4,55 22 4,17
(Nguồn: Sở Xây dựng Lạng Sơn, 2019)
- Số lượng các mục đánh giá chia tổng công trình thực hiện trong năm bằng cơ cấu tỷ lệ %
- Tổng số lượng các mục đánh giá các năm (2016÷2019) chia tổng công trình thực hiện các năm bằng tổng cơ cấu tỷ lệ % tổng các năm
Bảng 2.4:Tổng hợp công trình sai phạm khâu lập dự toán xây dựng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra
ĐVT: Triệu đồng
Năm Số công trình
Giá trị dự toán trước kiểm tra
Giá trị dự toán sau kiểm
tra Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ % 2016 52 709,100,000 673.000.000 -36.000.000 - 5,35 2017 80 856,000,000 804.000.000 -52.000.000 - 6,47 2018 157 921,000,000 893.000.000 -28.000.000 - 3,14 2019 170 958,000,000 910.000.000 -48.000.000 - 5,275 Tổng 459 3,444,100,000 3.280.000.000 -164.000.000 -5,00
(Nguồn: Sở Xây dựng Lạng Sơn, 2019)
2.2.2.1.4. Một số sai phạm thường gặp đối với chất lượng công trình
Về mặt trực quan thì công trình không đảm bảo chất lượng thường hay được nói đến ở khâu này. Qua tổng hợp được từ công tác thanh tra, kiểm tra dự án qua các năm từ 2016-2019 thì có tới 135 công trình vi phạm trên 354 công trình được thanh kiểm tra (chiếm 35% trên tổng số công trình được kiểm tra ở giai đoạn thi công – Nguồn tổng hợp tư Sở Xây dựng) Chủ yếu vi pham ở các lỗi như sau:
- Không tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng + Giảm cốt thép (giảm đường kính, không đảm bảo cơ lý, giảm số lượng). + Giảm cường độ (bê tông, vữa, gạch..).
+ Giảm kích thước cấu tạo (chiều dày lớp bê tông sân, đường; kích thước móng, cấu kiện, bê tông, khuôn cửa...).
+ Bỏ bớt chi tiết của công trình. + Sai lệch về tim, cốt.
+ Sai lệch về hình học. + Sai lệch về bố trí cốt thép.
+ Sai lệch về phương pháp liên kết. + Độ đầm chặt nền đất cát.
+ Không đảm bảo quy trình kỹ thuật: Xảy ra hầu hết ở khâu hoàn thiện như: Trát; bả; lăn sơn; thi công lắp đặt thiết bị điện, nước.
- Công nhân thi công xây dựng đa số là không được đào tạo cơ bản qua các lớp chứng chỉ nghề mà chủ yếu là tự học, qua kinh nghiệm thực tế thi công. Mặt khác thợ chủ yếu là thợ vụ mùa nên lực lượng không ổn định, không đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Không đảm bảo an toàn sử dụng
+ Lan can: Không đảm bảo liên kết, không đảm bảo tiêu chuẩn về cấu tạo... + Vách kính lắp đặt không đúng kỹ thuật dẫn đến không đảm bảo an toàn, nước chảy vào nhà.
+ Thấm, dột, ẩm, mốc tường, trần nhà.
+ Lắp đặt thiết bị: Dây điện đi ngầm không có ống bảo vệ; đường cấp nước thải không thử áp; lắp đặt thiết bị điện nước không chắc chắn.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Xây dựng đã phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất lượng phải phá bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các biện pháp gia có tốn kém. Nhiều công trình tiềm ẩn sự kém chất lượng chưa được kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp. Trong thời gian gần đây một số hiện tượng vi phạm chất lượng diễn ra khá nghiêm trọng, thậm chí có cả sự cố công trình khiến dự luận nhân dân và công luận lên án gay gắt. Năm 2016 đến 2019 có 02 vụ việc nổi cộm là sự cố sập sàn bê tông khi đang thi công siêu thị Đồng Tiến; Vi phạm chất lượng ở công trình trường mầm non Văn Quan. Vì vậy, làm thế nào để hoàn thiện quản lý chất lượng công trình xây dựng đang là câu hỏi mang tính cấp bách đặt ra trước những người làm công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình, trước các Chủ đầu tư, Nhà thầu và những người tham gia hoạt động xây
dựng (Nguồn: Sở Xây dựng Lạng Sơn, 2019).
2.2.3. Thực trạng công tác thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định về quản lý