2.2.2.1. Lâm sàng - Hỏi tiền sử cá nhân và gia đình: + Viêm mũi dị ứng. + Chàm. + Mày đay. + Dị ứng thuốc. + Dị ứng thức ăn. + Bố mẹ, ông bà bị HPQ. + Anh chị em bị HPQ. - Triệu chứng khò khè:
+ Từ trước đến nay trẻ có biểu hiện khò khè bao nhiêu lần. + Triệu chứng khò khè lâu nhất kéo dài bao lâu.
- Triệu chứng ho:
+ Trong 12 tháng qua trẻ có ho không. + Tính chất ho.
+ Ho có khạc đờm không.
- Triệu chứng khó thở:
+ Trong 12 tháng qua trẻ có cơn khó thở không. + Cơn khó thở thường xuất hiện khi nào.
+ Cơn khó thở liên quan đến thời tiết, gắng sức. + Khó thở kèm theo sốt không.
- Triệu chứng nặng ngực. - Khám:
+ Tinh thần. + Mạch, nhiệt độ. + Dấu hiệu khó thở. + Chiều cao, cân nặng.
- Một số xét nghiệm: + Công thức máu. + Điện giải đồ. + X quang. + Đo chức năng hô hấp. 2.2.2.2. Test phục hồi phế quản - Thời điểm làm test phục hồi phế quản:
+ Các bệnh nhi được tiến hành làm test phục hồi phế quản ngay nếu bệnh nhi hợp tác.
+ Các triệu chứng lâm sàng khai thác vào thời điểm tiến hành test. - Kỹ thuật tiến hành làm test phục hồi phế quản:
+ Chuẩn bị bệnh nhân trước đo: Trẻ được nghỉ 30 phút trước khi đo. Tất cả các trẻ khi đo đều không sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn trong vòng ít nhất 4 giờ và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài trong vòng ít nhất 12 giờ, trẻđược cân nặng và đo chiều cao đứng. Trẻđược khai thác tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng trước khi đo. Điền tất cả thông tin vào 1 mẫu bệnh án thống nhất. Hướng dẫn bệnh nhân cách đo, làm mẫu cho bệnh nhân quan sát.
+ Nhập số liệu: Tên, tuổi, quê quán, cân nặng , chiều cao, chẩn đoán sơ bộ. + Đo CNHH trước khi hít salbutamol.
+ Cho trẻ hít 2 liều salbutamol 100µg/ 1 liều: Dùng Babyhaler (buồng hít cho trẻ).
Bước 1: Tháo nắp ống hít định liều. Bước 2: Lắc ống hít định liều.
Bước 3: Lắp ống hít định liều vào babyhaler.
Bước 4: Đặt mặt nạ của babyhaler lên mặt trẻ, đảm bảo che kín mũi và miệng trẻ, trục của babyhaler vuông góc với mặt trẻ.
Bước 5: Ấn vào hộp đựng thuốc trong ống hít định liều để một nhát thuốc được bơm vào babyhaler.
Bước 6: Giữ mặt nạ của babyhaler trên mũi và miệng của trẻ cho
đến khi trẻ hít thởđược 5- 10 lần (thông thường khoảng 15 giây).
Bước 7: Lần hít thứ 2, lặp lại từ bước 2 đến bước 6. + Đợi 15 phút.
+ Đo lại CNHH sau khi hít salbutamol.
- Test phục hồi phế quản dương tính khi FEV1 tăng ≥ 12% hoặc 200ml so với giá trị khi chưa hít salbutamol, test PHPQ đo bằng LLĐK dương tính khi PEF cải thiện ≥ 12 %.
Tính % cải thiện của FEV1 sau khi dùng thuốc:
FEV1 sau dùng thuốc – FEV1 trước dùng thuốc
%FEV1 cải thiện = X 100
FEV1 trước dùng thuốc
PEF sau dùng thuốc – PEF trước dùng thuốc
%PEF cải thiện = X 100 PEF trước dùng thuốc
2.2.2.3. Đo lưu lượng đỉnh bằng máy lưu lượng đỉnh kế.
- Giá trị PEF phụ thuộc vào gắng sức của người bệnh và kỹ thuật đo
đúng. Có nhiều loại máy đo lưu lượng đỉnh nhưng kỹ thuật đo giống nhau cho tất cả các loại máy. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh kế của Đức theo tiêu chuẩn Châu Âu (EN 13826).
- Cách đo:
Chuẩn bị bệnh nhân trước đo: Cho bệnh nhân nghỉ 15 phút trước đo, đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân.
Kiểm tra máy trước khi đo, di chuyển “nút chỉ” về vạch số 0 trên thước.
Đứng thẳng người hoặc ngồi thẳng lưng. Đo cùng một tư thế trong tất cả các lần đo.
Hít vào thật sâu, đưa đầu ống lưu lượng đỉnh kế vào miệng sao cho lưu lượng đỉnh kế nằm ngang vuông góc với thân người, giữa hai hàm răng, ngậm chặt môi lại, chú ý không để lưỡi bịt mất đầu ống.
Thổi thật mạnh và nhanh gắng sức tối đa chỉ trong một lần thổi.
Lấy lượng đỉnh kế ra khỏi miệng đọc kết quả theo nút chỉ. Làm ba lần như vậy, chọn kết quả cao nhất trong ba lần đo.
Bảng 2.2: Trị số PEF bình thường ở trẻ em (sử dụng cho lưu lượng đỉnh kế tiêu chuẩn Châu Âu EU/EN 13826)
Chiều cao (mét) Giá trị PEF (l/phút) Chiều cao (mét) Giá trị PEF (l/phút) 0,85 87 1,30 212 0,90 95 1,35 233 0,95 104 1,40 254 1,00 115 1,45 276 1,05 127 1,50 299 1,10 141 1,55 323 1,15 157 1,60 346 1,20 174 1,65 370 1,25 192 1,70 393