Chuyển các biến động từ bản đồ ra thực địa 1 Xác định biến động trên bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu Sử dụng và chỉnh lí bản đồ địa chính - chuyên đề 2 pps (Trang 30 - 32)

4.1. Xác định biến động trên bản đồ địa chính

Đối với trường hợp do lý do cần thay đổi theo một thiết kế cho trước như thiết kế kênh mương, đường, chia đất thổ cư. Đối với những trường hợp này được thiết kế sẵn trên bản đồ, từ bản đồ chuyển các điểm thiết kế đó ra thực địa .

Phương pháp chuyển các điểm thiết kế ra thực địa thường dùng phương pháp giao cung, phương pháp thẳng hàng. Chú ý ở đây biết khoảng cách trên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cần tính khoảng cách tương ứng chuyển ra thực địa theo công thức L=l.M

4.2. Chuyển biến động từ bản đồ ra thực địa

Căn cứ vào các khoảng cách đo được trên bản đồ đã tính ra tương ứng và thực địa theo tỷ lệ của bản đồ, ra thực địa dùng thước dây và các phương pháp giao cung hoặc đường thẳng hàng để bố trí các điểm.

4.3. Ví dụ

Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 có thửa đất hình chữ nhật abcd tương ứng và ngoài thực địa ABCD có diện tích 500m2 (chiều dài AB = 25m; chiều rộng AD = 20m ), cần tách một thửa đất có diện tích 150m2. Trước tiên đo chiều dài, chiều rộng thửa đất trên bản đồ,dựa vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng nằm ngang ở thực địa, sau đó lấy chiều dài hay chiều rộng làm chuẩn để tính cạnh của thửa đất mới cần tách. Nếu gọi cạnh thửa đất mới cần cấp là L1 thì L1 bằng diện tích thửa đất mới chia cho chiều dài hoặc chiều rộng của thửa ABCD.

A B

I II

6m

25m Cụ thể nếu lấy chiều dài

làm chuẩn thì chiều rộng l1 bằng diện tích của thửa đất mới chia cho chiều dài, còn nếu lấy chiều rộng làm chuẩn thì lấy diện tích của thửa đất mới chia cho chiều rộng.

Ra thực địa trên cạnh AB từ A dùng thước dây đo một đoạn bằng 7,5m đóng cọc được điểm I, trên cạnh DC từ D đo một đoạn bằng 7,5m đóng cọc được điểm II. Nối I và II được bê I-II.

Một phần của tài liệu Sử dụng và chỉnh lí bản đồ địa chính - chuyên đề 2 pps (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)