Các phương pháp xác định điểm chi tiết 1 Khái niệm điểm chi tiết

Một phần của tài liệu Sử dụng và chỉnh lí bản đồ địa chính - chuyên đề 2 pps (Trang 27 - 28)

2.1. Khái niệm điểm chi tiết

Điểm chi tiết của các địa vật là những điểm đặc trưng cơ bản cho các địa vật được đo từ thực địa lên bản đồ. Ví dụ như các góc nhà, góc ruộng, các điểm ngã ba, ngã tư....

Giả sử có ba điểm A, B, C ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ cần bổ sung điểm D từ thực địa lên bản vẽ ta tiến hành như sau:

C A B D d c a b Hình 17

2.2. Phương pháp giao hội cạnh (giao cung) cung)

Phương pháp giao hội cạnh còn được gọi là phương pháp giao cung, phương pháp này thường dùng để bổ sung một số điểm chi tiết hoặc đo vẽ trong khu dân cư (hình 17).

Dùng thước dây đo khoảng cách ở thực địa từ A đến D; từ B đến D; từ C đến D. Trên bản vẽ căn cứ vào các điểm a, b, c lấy làm tâm quay các cung có bán kính lần lượt bằng khoảng cách AD; BD; CD đã thu theo tỷ lệ bản đồ. Ba cung cắt nhau tại một điểm trên bản vẽ đó là điểm d. Tương tự như vậy căn cứ từ ba điểm đã biết đo đến một điểm cần xác định, dựa vào tỷ lệ bản đồ quay các cung ta được điểm cần xác định lên bản vẽ.

2.3. Phương pháp đường thẳng hàng

Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ là abcd, nay thửa đất đó được chia làm hai phần (hình 18a). Như vậy ngoài thực địa mới phát sinh hai điểm I, II. Điểm I nằm trên đoạn thẳng AB; điểm II nằm trên đoạn thẳng CD. Để đưa điểm I, II từ thực địa lên bản vẽ, tiến hành như sau:

Dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách từ A đến I; đo kiểm tra từ I đến B. Đo khoảng cách từ C đến II; đo kiểm tra từ II đến D. Trên bản vẽ lấy a làm tâm bấm một đoạn bằng AI đo được ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ lên ab; đo kiểm tra 1b trên bản đồ so và IB ngoài thực địa.

Tương tự như vậy ta bấm được điểm 2 lên bản vẽ, nối 1 và 2 ta được thửa đất abcd thành hai thửa (hình 18b).

Một phần của tài liệu Sử dụng và chỉnh lí bản đồ địa chính - chuyên đề 2 pps (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)