Để chỉnh lý biến động thì tài liệu phải có : Bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ sách mục kê, sổ địa chính, biểu bảng thống kê, bản đồ dùng để chỉnh lý phải được kiểm tra đánh giá chất lượng, sai số xác định vị trí điểm kiểm tra trên bản đồ gốc 0,5 mm; trên bản đồ can 1 mm.
3.1. Xác định vị chí điểm biến động tại thực địa
Khi chỉnh lý bản đồ thường dùng các phương pháp giao cung (giao hội cạnh); phương pháp đường thẳng hàng. Chọn các điểm làm gốc phải là những điểm
Phương pháp đường thẳng hàng áp dụng xác định những điểm chi tiết mới phát sinh mà cùng nằm trên một đường thẳng đã được đưa lên bản vẽ (hình 18). B C A D I II b c a d 2 1 Hình 18
rõ nét có trên bản đồ địa chính và tương ứng của chúng ở ngoài thực địa (các góc thửa đất).
Phương pháp giao cung : Đo từ 3 điểm đã biết có trên bản đồ tới điểm cần xác định để đưa điểm đó lên bản đồ (hình 17).
Phương pháp đường thẳng hàng : Các điểm cần xác định nằm trên đường thẳng đã biết đã biết, nên chỉ cần đo chiều dài các đoạn nằm trên đường thẳng đó (hình 18).
Khi chỉnh lý bản đồ đối với trường hợp thửa ở thực địa bị thay đổi thì sau khi mang bản đồ ra thực địa đối chiếu, đánh dấu thửa thay đổi, xem xét sự thay đổi để dùng phương pháp chỉnh lý nào cho thích hợp.
3.2. Chuyển nội dung biến động lên bản đồ địa chính
Sau khi đã đo được khoảng cách của các đoạn thẳng có liên quan cần phải đưa lên bản đồ. Căn cứ vào khoảng cách đo được và tỷ lệ bản đồ địa chính dùng thước tỷ lệ, com pa, thước thẳng tiến hành đưa các đoạn thẳng lên bản đồ.
3.3. Ví dụ
Theo hình vẽ 19 thửa ABCD ở thực địa được phân thành 2 thửa, nhưng trên bản đồ địa chính vẫn chỉ là một thửa, do đó cần phải đo bổ sung 3 điểm chi tiết I, II, III từ thực địa để đưa lên bản vẽ.
Trong đó điểm I, III chỉnh lý bằng phương pháp đường thẳng hàng, còn điểm II chỉnh lý bằng phương pháp giao cung.
Cụ thể : Dùng thước dây đo đoạn AI, ID, CIII, IIIB và các đoạn AII, DII và
CII. Căn cứ vào khoảng cách các đoạn đo được ở thực địa và dựa vào tỷ lệ bản đồ
A B D C a b c d II I III 1 2 3 Hình 19
tiến hành thu các đoạn AI đưa lên ad đánh dấu được điểm 1, thu đoạn CIII đưa lên CB được điểm 3, lấy a làm tâm quay một cung có bán kính bằng AII thu nhỏ, lấy d làm tâm quay một cung bằng DII thu nhỏ, lấy c làm tâm quay một cung bằng CII thu nhỏ. Ba cung này cắt nhau tại một điểm được điểm 2. Nếu 3 cung cắt nhau tạo thành tam giác sai số thì cạnh lớn nhất của tam giác sai nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mm thì lấy điểm giữa của tam giác làm điểm 2.
Sau khi chỉnh lý xong lên bản đồ cần phải tính lại diện tích cho các thửa mới, ghi lại số thửa, vào số sách có liên quan.