Ohārinaṃ sithilaṃ duppamuñcaṃ Trói buộc nầy thật bền
Etaṃ pi chetvāna vajanti dhītā Trì kéo xuống, lỏng lẻo
Anappekkhino kāmesukhaṃ pahāya”. Nhưng thật sự khó thoát Người trí cắt trừ nó
Bỏ dục lạc, không màng”.
Kệ ngôn nầy được Đức Thế Tôn thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến khám đường.
Tương truyền rằng: Trong thành Sāvatthī có một bọn cướp, chúng thường xuyên gây rối loạn trong chúng dân, đã cạy cửa, cướp dọc đường và đã sát hại rất nhiều người.
Một lần nọ, quan quân truy lùng và bắt được bọn chúng, đem trình lên Đức vua Kosala, Đức vua truyền giam chúng vào những gông cùm, trói hay xiềng chúng lại bằng những dây gai cùng xích xiềng vững chắc.
Đúng hôm ấy, có 30 vị Tỳ khưu sau khi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi, các Ngài đi vào thành khất thực. Các vị ấy đi ngang qua khám đường, trông thấy bọn cướp đang bị gông cùm khổ sở như thế, sau khi khất thực xong, trở về yết kiến Bậc Đạo Sư và bạch hỏi rằng:
- Bạch Thế Tôn! Hôm nay chúng con đi khất thực thấy bọn cướp trong khám đường bị giam cầm bằng gông… thọ khổ vô cùng, chúng không thể bẻ xiềng trốn được. Bạch Thế Tôn có loại gông cùm nào chắc hơn gông xiềng đó không?
- Nầy các Tỳ khưu, có loại gông cùm xiềng xích chắc chắn hơn, gông xiềng mà các người thấy đó chẳng đáng gọi là gông xiềng đâu. Gông xiềng phiền não là ái đối với các động sản, bất động sản như tiền bạc, lúa gạo, kho lẫm, vợ con… là gông xiềng chắc hơn cả. Loại gông xiềng nầy chắc chắn gấp trăn ngàn lần gông xiềng mà các ngươi trông thấy. Nhưng bậc trí thưở quá khứ, dù rằng là loại gông xiềng chắc chắn như vậy vẫn khước từ bỏ đi được, vào Tuyết lãnh Sơn sống đời ẩn sĩ.
Rồi Đức Thế Tôn thuyết lên Bổn sự rằng:
Thưở quá khứ, khi Đức Vua Brahmadatta trị vì kinh đô Bārāṇasī, Bồ Tát hạ sanh vào một gia đình nông phu nghèo khổ, khi Ngài đến tuổi trưởng thành thì thân phụ qua đời. Bồ Tát đi làm công nuôi dưỡng mẫu thân.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 195 Thấy con mình quá cực nhọc vì phải chăm lo bên trong lẫn bên ngoài, mẹ Bồ Tát khuyên Ngài cưới vợ. Tuy không hài lòng lắm, nhưng để cho mẹ vui lòng Bồ Tát đành ưng thuận, mẹ Bồ Tát cưới một nàng thiếu nữ cho Bồ Tát, thời gian sau, mẹ Bồ Tát cũng qua đời, riêng vợ Bồ Tát đang mang thai, Ngài không biết vợ đang mang thai, nên nói rằng:
- Nầy em thân, em hãy đi làm công để nuôi mạng sống đi, còn anh sẽ xuất gia sống đời ẩn sĩ vậy.
- Nầy anh thân yêu, em nay mang thai chẳng phải vậy sao? Vậy anh hãy đợi khi em sanh nở xong, anh hãy xuất gia cũng chẳng muộn.
- Nầy em, thôi được.
Khi nàng sanh con xong được khỏe mạnh, Bồ Tát nói với vợ rằng: - Nầy em, nay em đã sanh nở tốt đẹp rồi. Giờ đây anh sẽ đi xuất gia vậy.
- Nầy anh thân! Xin anh hãy đợi khi nào con mình dứt sữa mẹ, khi ấy anh hãy đi cũng chẳng muộn gì.
- Thôi được, nầy em.
Khi con nàng vừa dứt được sữa mẹ thì nàng lại mang thai lần nữa. Bồ Tát suy nghĩ: “Nếu ta nói lên ý của mình, nàng nầy sẽ chẳng chấp nhận đâu. Thế thì ta sẽ không nói, ta sẽ trốn đi xuất gia”. Bồ Tát yên lặng, vào lúc canh khuya vắng người, Ngài lẻn trốn ra đi. Trên đường đi, Ngài bị người giữ thành bắt lại, Ngài nói rằng:
- Thưa các Ngài! Tôi còn phải nuôi mẹ tôi nữa, xin các Ngài hãy thả tôi ra đi. Ngài khơi dậy mối từ tâm của những người gác cổng khiến họ thả Ngài ra. Sau khi tìm một nơi nghỉ mệt, Ngài tiếp tục hướng về rừng thiêng Tuyết Lãnh, xuất gia làm ẩn sĩ. Chẳng bao lâu Ngài chứng đắc được Bát thiền và thần thông lực. Ngài cư ngụ nơi Tuyết Lãnh Sơn, với tâm hân hoan Ngài thốt lên cảm hứng ngữ rằng:
- Vật trói buộc là vợ con, là phiền não chướng, người đời khó dứt bỏ được. Như vậy ta đã thoát được rồi.
CHÚ GIẢI:
Câu: Dhīrā…: nghĩa là các Bậc trí như Đức Phật… gọi các loại gông xiềng làm bằng sắt, bằng gỗ, bằng gai hay những loại gông xiềng được bện lại từ cỏ lát, dây đai… những loại nầy không bền chắc, vì rằng: Người ta có thể phá hủy hay cắt đứt bằng những vũ khí bén như gươm dao… được.
Sārattarattā: nghĩa là người có dục vọng mãnh liệt, tức là dục vọng do ái hướng đạo, do ái sai xử.
Maṇikuṇḍalesu: Ngọc Maṇi và các loại trang sức, hay loại trang sức làm bằng ngọc Maṇi.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 196
Daḷhaṃ: nghĩa là: Sự dục vọng của người luyến ái mãnh liệt với ngọc Maṇi và các trang sức ấy, cùng với sự luyến ái vợ con. Các bậc trí gọi là sự dục vọng. Và sự ái luyến ấy là vật trói buộc làm bằng phiền não dục thì bền chắc hơn cả.
Chārinaṃ: Sự trì xuống, kéo xuống, đưa đến nơi thấp, làm cho rơi vào bốn đường ác.
Sithilaṃ: nghĩa là: Đừng vì nó không cứa đứt da thịt, không làm máu tuôn rơi nơi bị trói buộc. Tức là người bị trói buộc không có cảm giác rằng: Mình đang bị trói buộc như thường có, khi đang thực hiện các việc làm như là: Đi trên đường phố, đường thủy…
Duppamuñcaṃ: nghĩa là khó tháo gỡ vì phiền não trói buộc sanh khởi bởi năng lực của lợi lộc dù chỉ một lần, nó là bản chất phiền não khó tháo gỡ, giống như con rùa khó thoát ra khỏi nơi trói buộc vậy.
Etaṃ pi chetvāna: dù nó bền chắc như vậy, nhưng các bậc trí vẫn cắt đứt được nhờ gươm trí tuệ, đã chấm dứt được sự quyến luyến, đã từ bỏ dục lạc hoàn toàn, xa lánh thế gian, tìm đường xuất gia.
Dứt thời Pháp thoại, nhiều người chứng đạt Thánh Quả như Dự Lưu quả.
Dịch Giả Cẩn Đề
Gông cùm, xiềng xích của nhà tù, Nhắc nhở Tỳ Khưu hãy ráng tu, Đã thoát gia đình, dây nịch ái, Đừng nên bê trễ việc công phu, Nữa đêm Bồ Tát trốn nhà đi, Bởi sự tình yêu mãi kéo trì, Ly dục tức là ra khỏi ngục, Tự do rồi mới tập vô vi
DỨT TÍCH CHUYỆN KHÁM ĐƯỜNG
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 199