Rāgadosā ayaṃ pajā Tham làm hại người đời
Tasmā hi vītarāgesu Bố thí người lìa tham
Dinnaṃ hoti mahapphalaṃ”. Do vậy, được quả lớn”.
357. “Tiṇadosāni khettāni “Cỏ làm hại ruộng vườn
Dosadosā ayaṃ pajā Sân hận hại người đời
Tasmā hi vītadosesu Bố thí người lìa sân
Dinnaṃ hoti mahapphalaṃ”. Do vậy, được quả lớn”.
358. “Tiṇadosāni khettāni “Cỏ làm hại ruộng vườn
Mohadosā ayaṃ pajā Si làm hại người đời
Tasmā hi vītamehesu Bố thí người lìa si
Dinnaṃ hoti mahapphalaṃ”. Do vậy, được quả lớn”.
359. “Tiṇadosāni khettāni “Cỏ làm hại ruộng vườn
Icchādosā ayaṃ pajā Dục làm hại người đời
Tasmā hi vigaticchesu Bố thí người lìa dục
Dinnaṃ hoti mahapphalaṃ”. Do vậy, được quả lớn”.
Tương truyền rằng: Thiên tử Indaka đã cúng dường đến Đại Đức Anurudha một muỗng cơm mà người ta đã cho mình khi Trưởng lão đang trì bình khất thực. Quả dị thục của thiện nghiệp ấy, tạo cho Thiên tử Indaka một uy lực to lớn, phước ấy thù thắng hơn sự bố thí của Thiên tử Aṅruka, vị ấy đã xây lò cả 12 do tuần, bố thí hết mười ngàn năm. Do đó Thiên tử Indaka đã bạch trình với Đức Thế Tôn rằng:
- Ye jhānappasutā dhīrā… (Vì con cúng dường thời có Phật Pháp, đến bậc đáng cúng dường.).
Và Bậc Đạo Sư phán dạy rằng:
- Nầy Thiên tử Aṅkura! Sự tuyển thí là việc tốt. Sự thí (của Indaka) có quả phước dồi dào, giống như gieo hạt giống xuống ruộng tốt. Do ngươi không làm như vậy nên ngươi không có quả báu dồi dào.
Rồi Đức Thế Tôn nói lên ý nghĩa như sau:
“Người nên chọn chỗ bố thí có quả báu dồi dào. Do sự chọn lựa nên đã được quả báu dồi dào. Đã được Đấng Thiện Thệ tán dương, sự thí đến bậc đáng thọ lãnh ở đời nầy là có quả báu dồi dào, giống như gieo hạt giống xuống ruộng tốt vậy”.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 232
Tiṇadosāni: nghĩa là: Sự thật các loại cỏ như cỏ rơm… khi sanh trưởng sẽ làm hại ruộng của những loại cây giống đã sanh trước, hay làm hại đến những loại cây giống sẽ sanh lên, và như thế đồng ruộng ấy sẽ không được xanh tươi. Cũng như thế ấy, khi tham ái sanh khởi trong tâm của chúng sanh thường làm hại chúng. Do đó, sự bố thí đến người còn nhiều tham ái, bố thí ấy không có quả lớn, sự bố thí đến bậc Vô Lậu là sự thí có phước báu cao thượng. Vì thế, Bậc Đạo Sư phán dạy rằng: “Ruộng có cỏ là độc hại, chúng sanh có tham ái là độc hại”. Chính vì thế, “Sự thí đến người đã xa lìa tham ái, bố thí ấy mới có quả báu cao thượng”.
Những câu còn lại cũng tương tự như trên.
Dứt Pháp thoại, Thiên tử Aṅkura và Indaka chứng đạt quả vị Dự Lưu.
Dịch Giả Cẩn Đề
Thiên tử tuy rằng tạo phước nhiều Nhưng khi gặt quả chẳng bao nhiêu, Vì tâm không xả sân, si, dục,
Lại chẳng gặp người thánh đức siêu! Bố thí để mà diệt tánh tham,
Diệt luôn sân hận với si lầm,
Không mong lợi lạc trong tam giới, Có thể mới vào đến Phật tâm.
DỨT TÍCH THIÊN TỬ AṄKURA