Niruttipadakovido Cú pháp khéo biện tài
Akkharānaṃ sannipātaṃ Thấu suốt từ vô ngại
Jaññā pubbaparāni ca Hiểu thứ lớp trước sau
Sa ve antimasārīro Thân nầy thân cuối cùng
Mahāpaññomahāpuriso’ti vuccati”. Vị như vậy được gọi Bậc Đại Trí, Đại nhân”.
Pháp Cú nầy được Đức Đạo Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến Ma Vương.
Tương truyền rằng: Một lần nọ, chư Tăng viễn phương đến yết kiến Đức Thế Tôn nơi Đại Tự Jetavana quá nhiều. Và Ngài Rāhula phải nhường nơi ngụ của mình cho chư Tỳ khưu cao hạ. Khi không còn nơi nào nghỉ được nữa, Trưởng lão Rāhula nằm nghỉ trước cửa Hương thất của Đức Thế Tôn, khi ấy Trưởng lão Rāhula đã chứng đạt Vô Lậu rồi, nhưng Ngài chưa có hạ nào cả.
Bấy giờ, Ma vương Vasavattī nhân cơ hội ấy, thấy Ngài Rāhula nằm trước Hương thất như thế, nghĩ rằng:
“Mầm non của Sa môn Gotama đang nằm phía ngoài, còn Sa môn thì nằm bên trong, nếu ta xúc chạm đến mầm non nầy, làm cho y hoảng sợ, có nghĩa là ta đã xúc phạm đến Sa môn Gotama và làm cho y kinh hoàng vậy”.
Thế là, Ma Vương hóa thân thành một Tượng Vương to lớn, đầy hung ác đi đến trước Hương thất, dùng vòi quấn vào đầu Trưởng lão Rāhula, rống lên những tiếng rống như tiếng kêu vang của loài Hồng Hạc.
Bậc Đạo Sư an trú trong Hương thất, biết rằng Tượng Vương ấy chính là Ma Vương hóa thân, Ngài phán rằng:
- Nầy Ma Vương! Cho dù cả trăm ngàn người như ngươi cũng không làm cho con Như Lai rúng động được. Vì con Như Lai đã cắt lìa ái dục rồi, có nhiệt tâm tinh cần, có nhiều trí tuệ nên không còn run sợ nữa.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 216
Niṭṭhaṃ gato: nghĩa là bậc A La Hán, được gọi là vị thành tựu cứu cánh của Bậc xuất gia trong Pháp Luật nầy, đã đạt đến tận cùng Phạm Hạnh, tức là Đạo quả A La Hán.
Asantāsī: là người không còn sợ hãi, do không còn phiền não ái trong tâm.
Acchiddi bhavasallāni: nghĩa là đã nhổ bỏ mũi tên đi đến sanh hữu.
Samusayo: tức là xác thân nầy của người ấy là sau cùng.
Anādāno: là người không còn chấp thủ trong các uẩn…
Niruttipadakovido: nghĩa là người thông suốt cả Tứ Vô Ngại Giải như Từ vô ngại giải, biện vô ngại giải…
Akkharānaṃ sannipātaṃ jañño pubbāparāni ca: nghĩa là biết rõ sự cấu kết của văn tự, biết chữ cuối do chữ đầu và biết chữ đầu do chữ cuối.
Thế nào gọi là biết được chữ cuối do chữ đầu: Nghĩa là khi thấy được chữ đầu, dù chữ giữa và chữ cuối chưa thấy vẫn biết được rằng: “Đây là có chữ giữa và có chữ cuối”.
Thế nào là biết được chữ đầu do chữ cuối: Nghĩa là khi thấy được chữ cuối, dầu rằng chữ đầu và chữ giữa chưa thấy, cũng hiểu biết được rằng: “Đây có chữ đầu, có chữ giữa”.
Khi thấy được chữ giữa, dù chữ đầu và chữ cuối chưa được thấy cũng hiểu biết rằng: “Có chữ đầu và có chữ cuối”.
Mahāpañño: Nghĩa là người có xác thân cuối cùng. Đức Thế Tôn gọi vị ấy là BẬC ĐẠI TRÍ, vì có đầy đủ trí tuệ, thông suốt nghĩa pháp, từ biện, giới, uẩn…và Ngài còn gọi là BẬC ĐẠI NHÂN vì tâm vị ấy đã giải thoát. Theo Pāli rằng: “Nầy Sāriputta, ta gọi người có tâm giải thoát là BẬC ĐẠI NHÂN”.
Dứt Pháp thoại, nhiều chúng sanh chứng đạt Đạo Quả. Riêng Ma Vương suy nghĩ rằng:
- Sa môn Gotama biết được ta. Ma vương bèn biến mất tại chỗ.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 217
Dịch Giả Cẩn Đề
Đại Đức mới tu Rahula,
Cốc mình đang ở, chúng mời ra, Nữa đêm đến ngủ bên hương thất, Vừa đắc vô sanh, kế thấy Ma, Ma hóa làm Voi quấn trán Ngài, Rống lên the thé điếc bùng tai, Phật rằng: Con của ta không sợ, Dầu cả ngàn Ma đến thị oai, Phân tích bốn chi đã làu thông, Không còn chấp thủ chỉ tâm không, Đại nhân, đại trí không còn sợ, Ma nhát làm chi phí uổng công.
DỨT TÍCH CHUYỆN MA VƯƠNG
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 220