Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm và các loài cây thuốc có giá trị. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khai thác gỗ rừng, săn bắn trái phép cùng tập quán canh tác nương rẫy của người dân đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
vệ cảnh quan Thác Giềng (khoảng 500 ha); VQG Ba Bể (hơn 10 nghìn ha). Hệ thực vật tại các khu vực có rừng trên địa bàn theo thống kê có 1.972 loài, trong đó 144 loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng; hệ động vật có 84 loài thú, 314 loài chim, 69 loài lưỡng cư và bò sát, 1.091 loài côn trùng, 108 loài cá, trong đó có 59 loài quý hiếm cần được bảo vệ.
Để tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, các cán bộ kiểm lâm đến từng nhà, hướng dẫn bằng những hình ảnh dễ hiểu, sinh động… Đồng thời, nhiều tổ bảo vệ rừng ở thôn, bản được thành lập. Các tổ vận động người dân giao nộp súng săn; phối hợp với kiểm lâm tuần rừng, nhờ đó, trong thôn không còn hộ phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, không để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép. Mỗi năm, lực lượng kiểm lâm thực hiện bốn đợt truy quét cao điểm những khu vực có nguy cơ phá rừng cao, chủ yếu tập trung ở địa bàn các huyện Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Mới... Nhờ đó, những năm gần đây, tỷ lệ phá rừng giảm dần, năm 2019 chỉ còn 16 vụ, giảm 12 vụ so với năm 2018. Vừa qua, VQG Ba Bể đã phát hiện loài vạc hoa xuất hiện sau hơn 25 năm, là điều hiếm thấy vì loài này chỉ phân bố trong các vùng địa sinh học Á nhiệt đới Trung Quốc - Himalaya và rừng ẩm nhiệt đới Ðông Dương. Nhiều loài thực vật quý hiếm đã được bảo tồn như cây du sam đá vôi (thông đá) ở KBTTN Kim Hỷ. Loài cây này có số lượng cá thể rất hạn chế, phân tán, chỉ còn 14 cây ở KBTTN. Ban Quản lý KBTTN đã lập phương án trồng 1 nghìn cây con ươm bằng hạt từ những cây còn sót lại. Ngoài ra, 2 loài cây bò khai (rau dạ hiến) và trà
hoa vàng mọc hoang trong rừng, trước đây bị khai thác tận diệt, suy giảm mạnh về số lượng, nay đã được trồng, nhân rộng diện tích, vừa bảo tồn vừa giúp người dân có sinh kế.
Theo Quy hoạch bảo tồn ĐDSH đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bắc Kạn, đến năm 2030, tỉnh sẽ thành lập các cơ sở bảo tồn, gồm: Vườn thực vật Ba Bể (diện tích 20 ha); Trung tâm cứu hộ và bảo tồn, phát triển sinh vật (2,55 ha); Bảo tàng thiên nhiên (0,5 ha); Vườn thực vật Lũng Lỳ (7,13 ha); Vườn ươm Kéo Nàng (2 ha) thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Trung tâm Bảo tồn Du Sam diện tích (1 ha) thuộc KBTTN Kim Hỷ…
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, giải pháp ưu tiên được tỉnh triển khai trong thời gian tới là trồng mới trên những khu vực trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa ở vùng phục hồi sinh thái; bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên; quy tụ, lưu trữ, bảo tồn, phát huy nguồn gien thực vật và
các thảm thực vật hiện có. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các KBTTN chủ động chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp cùng UBND các xã trong khu bảo tồn, các đoàn thể tích cực tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng để nhân dân phối hợp thực hiện; Phối hợp chặt chẽ với các hạt Kiểm lâm, Công an, Quân đội tăng cường tổ chức tuần tra, truy quét, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trong KBTTN…
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các chính sách bảo vệ rừng, giải quyết sinh kế người dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Tăng cường công tác tái sinh phục hồi rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Quản lý việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác. Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài về quản lý, bảo vệ và phát triển rừngn
Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày lễ, sự kiện quan trọng về môi trường như Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút hàng chục nghìn cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh tham gia. Đồng thời, duy trì, phát triển Câu lạc bộ nông dân tự quản BVMT; Thành lập tổ thu gom, xử lý rác thải; Xây dựng, nhân rộng các mô hình: Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp; thu gom bao bì thuốc BVTV; nhà sạch, đường đẹp… Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, các cấp HND trong tỉnh đã vận động được hơn 450.000 lượt người tham gia vào hoạt động BVMT ở nông thôn; tổ chức 678 buổi sinh hoạt, truyền thông về Luật BVMT, vấn đề quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với gần 24.500 lượt người tham dự.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, các cấp Hội đã vận động trên 412.500 lượt hội viên, nông dân tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; phối hợp với Trung ương HND Việt Nam tổ chức 2 lớp tuyên truyền về công tác BVMT cho gần 400 cán bộ, hội viên, nông dân. Hưởng ứng phong trào Quảng Ngãi chung sức xây dựng NTM, cán bộ, hội viên, nông dân toàn tỉnh tích cực tham gia đóng góp 108.223 ngày công để tu sửa, nạo vét 85,5 km kênh, mương; làm mới, nâng cấp 258 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa 20 cầu, cống; hiến 34.984 m2 đất làm đường; đóng góp gần 35 tỷ đồng xây dựng các công trình công cộng, lắp điện thắp sáng đường quê; vận động 194.662 hộ gia đình