Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 46 - 48)

VCông ty Orion (Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh) chấp hành tốt các quy định về BVMT và vệ sinh an toàn lao động

tích 864,89 ha; trong đó có 22 CCN đã đi vào hoạt động. Tính đến ngày 31/3/2019, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 331 dự án đầu tư vào các CCN, trong đó có 144 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 441,84 triệu USD; 187 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.260,78 tỷ đồng. Những năm qua, các doanh nghiệp trong CCN đã góp phần tạo công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương. Tuy nhiên, một số CCN cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng (cây xanh, các công trình thu gom và xử lý nước thải...) chưa được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh. Nước thải tại các CCN hầu hết đều không được thu gom và xử lý, xả trực tiếp ra môi trường. Hiện tại, mới chỉ hoàn thành, đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải CCN đa nghề Ðông Thọ với công suất 300 m3/ngày và hệ thống xử lý nước thải CCN Tân Chi với công suất 3.200 m3/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam; CCN Phong Khê I (công suất 5.000m3/ngày, đêm) được đấu vào hệ thống xử lý nước thải làng nghề giấy Phong Khê.

Thực tế cho thấy, hầu hết các CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều cơ sở sản xuất trong CCN không thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ; nước thải từ các cơ sở này thải trực tiếp ra môi trường. Từ nhiều năm nay, tại các CCN làng nghề tái chế như Phong Khê, Ðại Bái, Châu Khê, tình trạng ô nhiễm do khói bụi, nước thải vẫn diễn ra… Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu sản xuất là phế liệu (giấy, sắt, thép vụn...), công nghệ sản xuất lạc hậu, không đầu tư các biện pháp xử lý bụi, khí thải phát sinh; Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp thông thường, rác thải nguy hại tại các CCN chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.

Ô NHIỄM, BVMT

Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng BVMT, các quy định về BVMT đối với KCN, CCN được điều chỉnh, bổ sung phù hợp tình hình thực tế... Về lâu dài, tỉnh Bắc Ninh sẽ chuyển hướng thu hút đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng hạ tầng. Những ngành được khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học….

Để nâng cao hiệu quả công tác BVMT đối với các KCN trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục bổ sung các quy định nhằm quản lý chặt đối với các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Bổ sung các chế tài như thu hồi giấy phép kinh doanh, chứng nhận đầu tư… để kiên quyết xử lý đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm nhiều lần các quy định của pháp luật về BVMT. Các chủ đầu tư hạ tầng KCN trước khi đi vào hoạt động phải đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm đạt Quy chuẩn môi trường cho phép. Hạn chế cấp đăng ký đầu tư đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư cho các cơ sở  không xây dựng công trình BVMT. Thu hồi Đăng ký đầu tư đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT khi có kiến nghị của các đơn vị quản

lý nhà nước. Tiếp tục tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về BVMT, tạo sự đồng thuận cao trong các doanh nghiệp, góp phần thực hiện nghiêm túc, bài bản và hiệu quả các giải pháp môi trường trong KCN.

Đối với các CCN, tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh phù hợp  với Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện di dời, chuyển đổi các CCN theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ban hành chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển CCN trên địa bàn tỉnh… Tại các CCN đã đi vào hoạt động cần có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản lý chất lượng môi trường, phải đầu tư xây dựng, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng kỹ thuật BVMT, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ cho phép hoạt động và tiếp nhận các dự án thứ cấp sau khi đầu tư xong kết cấu hạ tầng về BVMT theo quy định; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất trong CCN vi phạm không đầu tư công trình xử lý nước thải, khí thải, chưa có hợp đồng chuyển giao các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh với đơn vị chức năngn

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)