Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Quảng Ngãi không chỉ đẩy

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 54 - 55)

(HND) tỉnh Quảng Ngãi không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường và thay đổi thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, mà còn xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình thu gom, xử lý rác thải, góp phần BVMT nông thôn.

hội viên, nông dân đăng ký gia đình văn hóa và có 146.636 hộ nông dân đạt Danh hiệu gia đình văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 59 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; số huyện đạt chuẩn NTM là 1 huyện; số tiêu chí bình quân/xã: 14,35; không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Đi đầu là tập thể Ban Chấp hành HND huyện Bình Sơn - Đơn vị tiên phong trong việc xây dựng các mô hình nông dân tham gia BVMT. Toàn huyện có 100% cơ sở Hội đồng loạt triển khai với 97 mô hình đang hoạt động hiệu quả, điển hình như mô hình BVMT của Chi hội An Cường, xã Bình Hải. Trước đây, người dân có thói quen vứt rác ra những đoạn đường ít người qua lại, lâu dần thành bãi rác gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), để giải quyết thực trạng trên, Chi hội nông dân An Cường đã phân công thành viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở người dân tập kết rác đúng nơi quy định;

UBND xã hỗ trợ kinh phí lắp đặt camera tại các đoạn đường, đồng thời cải tạo đất trồng hoa, tạo cảnh quan xanh, đẹp, thông thoáng.

Mô hình thu gom rác thải trên cánh đồng của HND xã Đức Phong (huyện Mộ Đức) cũng nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của toàn thể người dân và được chính quyền ghi nhận, tuyên dương năm 2018. Trong quá trình canh tác, người dân sử dụng thuốc BVTV để trừ sâu, diệt cỏ, một lượng lớn rác thải là bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng thường bị bỏ lại ở các bờ mương, chân ruộng gây ÔNMT. Vì vậy, HND xã Đức Phong đã đưa ra sáng kiến lắp đặt hố rác làm nơi thu gom rác thải và phối hợp với cán bộ nông dân địa phương cùng người dân trực tiếp khảo sát, tham gia lắp đặt hố rác. Theo đó, các hố rác làm bằng bê tông hình tròn, đường kính khoảng 80 cm, cao gần 1 m, có lỗ thoát

VNgười dân thôn Gò Tranh, xã Long Sơn, huyện miền núi Minh Long vứt rác đúng nơi quy định

nước, có nắp đậy, được bố trí ở các trục đường giao thông và trên toàn bộ trục đường mương thủy lợi. Sau khi lắp đặt, HND thường xuyên tuyên truyền để người dân bỏ rác, bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV đúng nơi quy định, đồng thời tổ chức thu gom, tiêu hủy rác thải hàng tháng, quý, không để xảy ra tình trạng ứ đọng.

Dân cư sống thưa thớt, xe thu gom rác không đến được tận nơi, nên người dân ở thôn Gò Tranh, xã Long Sơn (huyện Minh Long) phải tự xử lý rác thải để BVMT. Cuối năm 2019, HND xã Long Sơn triển khai mô hình lò đốt rác ở Chi hội thôn Gò Tranh, dù hội viên nông dân ở địa phương đều là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng chỉ trong một tháng vận động, các hội viên đã nhiệt tình đóng góp từ 50.000 -  100.000 đồng để xây dựng 2 lò đốt rác kiên cố, đặt ở 2 cụm dân cư trong thôn. Sau gần nửa năm xây dựng và vận hành lò đốt rác, người dân đã ý thức thực hiện phân loại rác tại nhà trước khi mang đến lò đốt và khi nào lò đầy rác, thì người dân cũng tự giác tiêu hủy, không gây ÔNMT. Với hiệu quả mà lò đốt mang lại, trong năm 2020, Chi hội tiếp tục vận động xây dựng thêm 2 lò đốt rác để thuận lợi hơn trong việc xử lý rác tập trung.

Cũng thành công với mô hình lò đốt rác, năm 2019, HND xã Sơn Thượng (huyện Sơn Hà) đã xây dựng, đưa vào hoạt động 2 lò đốt rác ở thôn Tà Ba, Gò Ren. Kinh phí xây dựng mỗi lò đốt rác chỉ từ 1 - 2 triệu đồng, nhưng hiệu quả mang lại lớn, hạn chế tình trạng người dân vứt rác bừa bãi và xử lý rác thải không đúng cách; góp phần thực hiện tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM, vừa tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, vừa chung tay bảo vệ sức khỏe gia đình cũng như cộng đồng dân cư. Năm 2020, HND xã Sơn Thượng tiếp tục vận động người dân đóng góp kinh phí để xây dựng thêm 3 lò đốt rác.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp HND tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đồng thời, đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác BVMT nông thôn, hướng đến phát triển xanh và bền vữngn

LÊ THỊ NGỌC - NGUYỄN ĐÌNH VIỆT

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Bộ NN&PTNT), công tác BVMT làng nghề đã được quan tâm, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) làng nghề từng bước được khắc phục.

Tính đến hết năm 2019, đã có 33 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chuyên biệt hoặc có điều khoản quy định về BVMT làng nghề lồng ghép trong văn bản chung về BVMT làng nghề. Nhiều địa phương đã chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng phương án BVMT làng nghề theo quy định Nghị định số 19/2015/ NĐ-CP của Chính phủ, bước đầu hạn chế được ÔNMT như bánh tráng Mỹ Lồng (tỉnh Bến Tre); sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp); sản xuất gạch thủ công xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).... Một số làng nghề áp dụng công nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế phát thải chất thải ra môi trường, điển hình làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội); bánh đa Kế (TP. Bắc Giang); mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Bên cạnh đó, tỷ lệ làng nghề có thu gom nước thải tập trung chiếm 27,6% tổng số làng nghề có nước thải công nghiệp; trong đó tỷ lệ làng nghề có nước thải xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm 16,1%; tỷ

lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp chiếm 20,9% tổng số làng nghề có chất thải rắn công nghiệp.

Đối với công tác xử lý ÔNMT làng nghề đặc biệt nghiêm trọng: đã có 8/47 làng nghề hoàn thành việc thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm. Hiện 13/39 làng nghề còn lại đã xây dựng các dự án khắc phục ô nhiễm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang triển khai thực hiện; 5/39 làng nghề đã xây dựng các dự án khắc phục ô nhiễm nhưng chưa triển khai thực hiện do thiếu kinh phí hoặc quy mô sản xuất nhỏ, còn lại 21 làng nghề chưa có phương án/dự án khắc phục ô nhiễm.

Trong thời gian tới, các làng nghề tiếp tục gia tăng và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, cũng cần phải chú trọng đến việc khắc phục tình trạng ÔNMT đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở các khu vực này. Cùng với đó, việc hướng dẫn lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ BVMT trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đây là cơ hội để các làng nghề tìm cách giải quyết có hiệu quả vấn đề môi trường, trên cơ sở nâng cao ý thức của người dân cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.

VŨ HỒNG

Một phần của tài liệu Tap chi moi truong so 8 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)